Nhà sản xuất thiết bị làm sạch hàng đầu tại Việt Nam

Nguyên nhân bà bầu bị ho và cách chữa ho cho bà bầu

Chia sẻ trên :

 

Khi mang thai, bất kỳ sự thay đổi nào về sức khỏe của người mẹ mà còn tác động đến thai nhi, và có thể để lại những hệ quả không mong muốn. Do đó, sức khỏe của mẹ bầu là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. 

 

Ho cũng là một trong những vấn đề mà các mẹ thường xuyên gặp phải. Nếu tình trạng ho kéo dài, mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi, những lần ho của mẹ cũng sẽ tác động đến thai nhi, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vậy vì sao bà bầu bị ho? Cách phòng tránh và điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cùng các bạn tìm hiểu chi tiết về các vấn đề này.

 

Vì sao bà bầu lại bị ho?

 

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ho bao gồm một số nguyên nhân sau:

 

1.      Mẹ bầu bị ho do sự thay đổi đột ngột của thời tiết

 

Sự thay đổi đột ngột của thời tiết khi chuyển từ nóng sang lạnh hoặc lạnh sang nóng là điều kiện để các loại vi trùng trong môi trường sinh sôi và phát triển. Trong khi đó, do sự thay đổi nội tiết tố mà sức đề kháng của các bà bầu giảm xuống, dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây ra cảm cúm và ho là một biểu hiện của tình trạng này.


Bà bầu bị ho do thay đổi thời tiết

Sự thay đổi đột ngột của thời tiết cũng khiến những cơn ho xuất hiện

 

2.      Mẹ bầu bị dị ứng dẫn đến ho

 

Trong thời kỳ mang thai, người mẹ rất nhạy cảm với các tác nhân vật lý và hóa học bên ngoài. Do đó, khi có một tác nhân gây dị ứng xâm nhập vào đường hô hấp cũng có thể cản trở quá trình thở của mẹ, cơ thể phản ứng lại bằng tình trạng ho khan.

 

3.      Mẹ bầu bị hen suyễn

 

Với những bà mẹ có tiền sử bị hen suyễn thì khi mang thai, bệnh vẫn có thể phát triển và gây ra tình trạng ho.

 

4.      Mẹ bầu ho do bị co thắt phế quản

 

Phế quản là đường ống dẫn khí đi từ khí quản tới phổi. Nếu đường ống này bị co thắt sẽ khiến toàn bộ đường ống dẫn khí đi vào phổi bị viêm nhiễm, chít hẹp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do mẹ bầu bị vi rút RSV tấn công, làm hẹp tiểu phế quản trong phổi. Hệ quả là mẹ sẽ bị ho, ho nặng ngực, khó thở kèm theo tiếng thở rít cò cử về đêm. Ngoài ra, phụ nữ mang thai bị co thắt phế quản còn có những biểu hiện đi kèm như sốt, có đờm, luôn ngứa họng, nôn, khó thở, thở nhanh, …

Co thắt phế quản khiến bà bầu bị ho

 

5.      Mẹ bầu bị ho do viêm mũi dị ứng gây ra

 

Viêm mũi dị ứng là phản ứng của cơ thể khi có chất lạ xâm nhập thông qua đường hô hấp. Bệnh này thường xảy ra ở thời điểm giao mùa hay khi mẹ bầu tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, sử dụng các loại thức ăn không phù hợp. Trong một số trường hợp, tình trạng này là tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc điều trị bệnh nào đó.

 

6.      Mẹ bầu bị ho do tử cung chèn ép ổ bụng

 

Với phụ nữ mang thai ở thời kỳ cuối, tình trạng ho kéo dài có thể do tử vong phát triền, gây áp lực lên ổ bụng và khiến dịch dạ dày trào ngược lên đường hô hấp làm mẹ bị ho.

 

7.      Thai nhi mọc tóc khiến mẹ bị ho

 

Ho mọc tóc là một hiện tượng rất phổ biến với phụ nữ mang thai. Thông thường, tình trạng này xảy ra ở tháng thứ 3 hoặc tháng thứ 4 của thai kỳ. Việc em bé trong bụng mọc tóc sẽ khiến mẹ ngứa cổ và ho nhiều hơn.

Mẹ bầu bị ho do thai nhi mọc tóc

 

Em bé mọc tóc khiến cho mẹ bầu bị ho

Như vậy, việc mẹ bầu bị ho có thể xuất phát từ yếu tố môi trường, do sự tác động của thai nhi hoặc cũng có thể do sức đề kháng yếu, tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công. Dù là nguyên nhân gì thì mẹ bầu cũng cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị tốt nhất.

Cách chữa ho cho bà bầu

Khi bị ho, phụ nữ mang thai thường rất mệt mỏi, sinh hoạt khó khăn, giảm ham muốn thèm ăn, xuất hiện tình trạng són tiểu gây khó chịu, … Đặc biệt, khi những cơn ho xuất hiện, dù ở mức độ nặng hay nhẹ thì cơ thể mẹ và bé đều chuyển động, đôi khi chúng khiến mẹ có cảm giác bị căng cứng vùng bụng, tác động đến tử cung, làm tăng nguy cơ bị sảy thai, sinh non, đặc biệt là khi mẹ đang mang thai 3 tháng đầu. Chính vì vậy, khi bị ho, phụ nữ mang thai cần được điều trị kịp thời, bằng những phương pháp an toàn nhất cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số bài thuốc chữa ho dân gian mà mẹ có thể áp dụng:

1. Sử dụng quất và mật ong để trị ho cho bà bầu

Trong quất có chứa rất nhiều pectin, vitamin C, acid hữu cơ và đường. Trong khi đó, mật ong lại có vị ngọt, được Đông y đánh giá là có tính bình quy vào 5 kinh tâm, phế, tỳ, vị, đại tràng, tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Ngoài ra, trong mật ong còn có chất dextromethophan nên có tác dụng giảm ho vượt trội. Với các thành phần trên, bà bầu có thể kết hợp chanh và mật ong để làm giảm tình trạng ho của mình. Mẹ chỉ cần chuẩn bị một vài quả quất xanh, ngâm với muối, rửa sạch rồi cắt thành đôi sau đó trộn với mật ong và đem hấp. Hãy ngậm những quả quất này khi chúng còn ấm để thấy rõ công dụng nhé.


Sử dụng quất mật ong chữa ho

2. Nước chanh mật ong giảm ho hiệu quả cho mẹ bầu

Tương tự như quất, trong chanh có chứa rất dưỡng chất, trong đó có vitamin C và chất chống oxy hóa. Chính vì vậy, thay vì sử dụng quất, mẹ có thể cho thêm vài lát chanh vào trong cốc mật ong ấm và thường thức. Cổ họng của bạn sẽ trở nên dễ chịu hơn. Một vài lát gừng thêm vào cốc chanh mật ong không chỉ làm tăng thêm hương vị àm còn giảm ho hiệu quả.


Nước chanh mật ong chữa bệnh ho

Nước chanh mật ong

3. Tỏi băm giúp mẹ bầu bị ho nhanh hồi phục

Tỏi có tác dụng kháng khuẩn rất tốt, do đó, phụ nữ mang thai bị ho có thể sử dụng thường xuyên để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Mẹ có thể sử dụng tỏi linh hoạt bằng cách chế biến cùng món ăn, ngâm giấm, giã nhỏ và uống, hoặc ăn sống.


Tỏi chữa ho cho bà bầu

Tỏi chữa ho hiệu quả

4. Mật ong hấp lá hẹ trị ho cho bà bầu hiệu quả

Trong Đông y, lá hẹ là vị thuốc có tính ấm, hơi hăng cay, vị hơi chua và không chứa độc tố. Đặc biệt, loại lá này có chứa nhiều loại kháng sinh mạnh như allcin, sulfit, odrin, … có tác dụng diệt khuẩn, điều trị ho, cảm cúm, viêm họng, … Chính vì vậy, mẹ bầu có thể sử dụng loại lá này, kết hợp cùng với chanh để loại bỏ tình trạng ho.


Mật ong hấp lá hẹ

Dùng mật ong hấp lá hẹ giúp làm dịu cơn ho cho bà bầu

Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần 3 đến 5 nhánh hẹ, thái nhỏ và cho vào bát rồi đổ mật ong, trộn đều và hấp cách thủy cho đến khi lá hẹ chín nhừ. Hỗn hợp này có thể dùng để uống từ 2 đến 3 lần mỗi ngày.

5. Cách chữa ho cho bà bầu bằng nước lê gừng

Theo Y học cổ truyền, lê có vị ngọt, hơi chua, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thanh tâm giáng hóa, nhuận phế nhuận trường, trừ ho tiêu đờm. Theo các công trình nghiên cứu khoa học, lê có chứa hàm lượng vitamin C, PP, các betacaroten, protein, acid folic và khoáng chất canxi, sắt, phospho rất cao, do đó, việc sử dụng lên sẽ tốt cho sức khỏe.


Lê và gừng

Sự kết hợp giữa quả lê và gừng

Bên cạnh đó, gừng có vị cay, tính ấm, trừ hàn, giải độc và tiêu đờm. Khi kết hợp lê và gừng, các chất có trong chúng sẽ nhanh chóng loại bỏ các cơn ho. Cách chế biến nước lê gừng trị ho cho bà bầu như sau: 

- Gọt sạch vỏ lê, cắt thành hạt lựu.

- Gừng gọt vỏ, thái nhỏ thành sợi mỏng.

- Cho lê, gừng, đường phèn vào nồi cùng 1l nước rồi đun sôi trong 15 phút.

Nước lê gừng nên được uống khi còn ấm, từ 2 đến 3 cốc trong một ngày để điều trị dứt điểm tình trạng ho.

Những điều cần lưu ý đối với phụ nữ mang thai bị ho

Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé trong khi mẹ bị ho, ngoài việc sử dụng các bài thuốc dân gian để tình trạng bệnh nhanh chóng chấm dứt, mẹ bầu cũng cần chú ý đến những vấn đề sau:

  • Sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi, súc họng, ngưa ngừa sự sinh sôi của vi khuẩn;
  • Kê cao gối khi ngủ để có cảm giác dễ chịu hơn;
  • Tránh xa những nơi có các mùi độc hại như: Khói thuốc, mùi sơn, nước hoa, … vì chúng sẽ khiến tình trạng của bạn trở nên nặng nề;
  • Uống nhiều nước: Khi bị ho, mẹ bầu rất dễ mất nước, do đó, mẹ có thể uống nước lọc, nước canh, trà, nước ép trái cây để bù lại lượng nước này;
  • Không ăn đồ lạnh, cay: Những món ăn có tính lạnh và cay khiến niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương dẫn đến cơn ho kéo dài, dữ dội hơn;
  • Không ăn quá nhiều vào ban đêm, làm tăng nguy cơ bị trào ngược dịch dạ dày về ống thực quản, làm tăng tần suất ho;
  • Sử dụng máy lọc không khí: Môi trường bẩn, bụi, chứa nhiều vi khuẩn sẽ khiến tình trạng ho của mẹ càng trở nên trầm trọng. Chính vì vậy, mẹ nên trang bị một thiết bị lọc không khí cho gia đình mình. Nên chọn những sản phẩm kết hợp nhiều công nghệ khác nhau để đảm bảo hiệu quả lọc không khí, làm sạch không gian.

 

Bài viết trên chia sẻ với bạn đọc về những vấn đề liên quan đến việc bà bầu bị ho. Hi vọng rằng, bằng những kiến thức trên, mẹ có thể bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn, nhanh chóng loại bỏ các cơn ho để bé yêu được phát triển tốt nhất.

Chia sẻ trên :

Bài viết khác

Cách bổ sung nước cho cơ thể tốt nhất

Nước chiếm 70% trọng lượng của cơ thể người, nước giúp duy trì sự sống và hoạt động của cơ thể con người. Việc uống nước và bổ sung nước cho cơ thể thường không được mọi người chú ý đặc biệt, nhưng xét về mặt sức khỏe thì chúng ta cần phải bổ sung nước hằng ngày để duy trì sự sống

5 giải pháp tăng khả năng phòng bệnh trong mùa đại dịch nCoV 2020

Trên các cổng thông tin điện tử, số lượng người chết và nhiễm đại dịch Corona biến chuyển không ngừng, mỗi giờ trôi qua số người tử vong lại tăng lên hàng chục. Những con số nhảy vọt từ 304-361-425 (tính đến 7h10p ngày 04/02/2020), dự kiến vẫn tăng không ngừng trong thời gian sắp tới.

Tầm quan trọng của việc xử lý nước thải đô thị

Sự phát triển của đô thị hóa với lượng cư dân ngày càng tăng ở các thành phố là nguyên nhân hàng đầu khiến tình trạng nước thải đô thị ngày càng trở nên tồi tệ. Vì một môi trường xanh và chính cuộc sống của con người, việc xử lý nước thải đô thị là điều bắt buộc và cần áp dụng công nghệ tiên tiến nhất để có được hiệu quả cao.

Sản xuất áo thun từ sữa tươi - Hướng đi mới trong lĩnh vực xử lý rác thải

Sữa tươi dư thừa được các nhà khoa học nghiên cứu và chế tạo thành sợi dùng để dệt vải. Áo thun từ sữa tươi không chỉ mang đến cảm giác thoải mái cho người mặc mà chúng còn góp phần tích cực trong việc tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường.

Khắc phục những hạn chế của quá trình lên men các chất hữu cơ bằng công nghệ siêu âm

Sự phân hủy kỵ khí tăng cường với sản lượng khí sinh học tăng lên và hàm lượng khí mêtan cao hơn khi sử dụng thiết bị tạo sóng siêu âm

15 lý do giải thích tại sao cần có máy lọc không khí trong nhà

Nhiều khi, không khí trong nhà chứa các vi khuẩn có kích thước rất nhỏ có thể gây ra nhiều tác động đa dạng đến sức khỏe của chúng ta một khi hít vào cơ thể. Những vấn đề này bao gồm các vấn đề liên quan đến dị ứng hoặc cảm cúm trong số các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác. Máy lọc không khí là giải pháp được đưa ra để giảm thiểu các vấn đề trên.

Ứng dụng than hoạt tính thu hồi nguyên tố đất hiếm terbi từ dung dịch lỏng

Nguyên tố đất hiếm ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm của giới khoa học và công nghiệp vì đặc tính và vai trò chủ chốt của chúng trong một số lĩnh vực nhưng sự lắng đọng của các nguyên tố đất hiếm tự nhiên còn hạn chế, dẫn đến sự phụ thuộc nhiều vào các nguồn tài nguyên thứ cấp. Than hoạt tính là phương pháp thu hồi đất hiếm đạt hiệu quả cao.

Chất lượng không khí trong nhà (Phần 1)

Chất lượng không khí trong nhà được các chuyên gia cảnh báo là ô nhiễm gấp nhiều lần so với không khí ngoài trời. Do đó, mỗi gia đình nên áp dụng các phương pháp khác nhau để duy trì bầu không khí tốt, trong lành và an toàn cho sức khoẻ mọi người.

messHợp tác zaloChat Zalo showrommShowroom callGọi ngay