Nhà sản xuất thiết bị làm sạch hàng đầu tại Việt Nam

Những sai lầm trong cách chăm sóc trẻ vào mùa lạnh

Chia sẻ trên :
Cơ thể non nớt của trẻ nhỏ vào thời tiết lạnh luôn khiến các bậc làm cha, làm mẹ lo lắng. Chính vì sự lo lắng mà không ít cha mẹ đã mắc những việc làm sai lầm khi chăm sóc trẻ. Sau đây là một số việc làm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Chăm sóc trẻ nhỏ đúng cách trong mùa lạnh
Có nhiều sai lầm của cha mẹ trong cách chăm sóc trẻ trong mùa lạnh

Ủ ấm trẻ quá mức

Gió đông về, các bà mẹ thường ủ ấm trẻ nhỏ rất cẩn thận, nhiều lớp áo mỏng, áo dày. Việc này không hề tốt cho trẻ, bởi vì, việc ủ ấm quá mức sẽ tác động xấu đến trẻ nhỏ.
Một điều chúng ta nên biết đó là: trẻ nhỏ có thân nhiệt khác với người lớn. Trẻ nhỏ cảm thấy nóng và lạnh nhanh hơn, trẻ nhỏ có thể nhanh chóng đổ mồ hôi khi chơi đùa và cảm thấy nóng ngay trong thời tiết mùa đông.

Chăm sóc trẻ đúng cách khi trời lạnh
Ủ ấm trẻ quá mức khi trời lạnh không hề tốt như chúng ta nghĩ
 
  • Khi cha mẹ mặc cho trẻ quá ấm, các bé sẽ dễ bị đổ mồ hôi lưng, đầu, tình trạng này nếu không được phát hiện sớm, trẻ sẽ dễ bị cảm lạnh hoặc viêm phổi, rất nguy hiểm.
  • Quá nhiều lớp áo chất liệu dày sẽ làm cản trở sự toát mồ hôi. Sự ứ đọng mồ hôi là điều kiện thuận lợi cho vị khuẩn phát triển, gây ra các bệnh về da.
  • Mặc quá ấm khi trẻ đi ngủ còn khiến trẻ ngủ không ngon giấc và cảm thấy khó chịu, cáu gắt.
Các mẹ hãy mặc đủ ấm cho trẻ, đừng ủ trẻ quá ấm, hãy chọn lựa các loại quần áo chất liệu an toàn, co giãn, thoải mái khi trẻ vận động, ra ngoài có thể mặc thêm áo nhưng khi vào phòng có thể cởi bớt áo ra.

Giữ ấm cho trẻ nhỏ đúng cách
Mặc đủ ấm, chất liệu thoải mái để trẻ có giấc ngủ ngon hơn

Không cho trẻ ra ngoài vì sợ con bị lạnh

Tại nước ta, nhiều bố mẹ không cho trẻ ra ngoài trời vào mùa đông. Tuy nhiên, đó không phải là một cách hay và tốt cho trẻ. Thậm chí việc giữ trẻ trong nhà trong thời tiết lạnh còn dễ khiến trẻ nhỏ bị ốm hơn.

Cách chăm sóc trẻ khi trời lạnh
Cho trẻ ra ngoài tắm nắng, vui chơi khi trời lạnh tốt cho trẻ hơn khi giữ trẻ trong nhà

- Đối với trẻ sơ sinh, việc để trẻ ra ngoài tắm nắng vào mùa đông rất rất có lợi cho sự phát triển cho trẻ. Thời điểm lý tưởng để cha mẹ cho bé ra tắm nắng là 8 đến 9h sáng và thêm một thời gian ngắn vào cuối buổi chiều.
- Đối với trẻ lớn tuổi hơn, cha mẹ cần cho bé ra ngoài để con trẻ tiếp xúc với không khí, vận động, rèn luyện cơ thể, kích thích cơ phát triển, tạo tâm trạng thoải mái cho trẻ nhờ đó giúp trẻ khỏe mạnh hơn.Chỉ cần chuẩn bị cho con quần áo đủ ấm, thoải mái khi con vận động thì cha mẹ hoàn toàn có thể cho con chơi vui vẻ ngoài trời mà không lo lắng quá mức.

Giữ ấm đúng cách cho trẻ nhỏ vào mùa đông
Việc để trẻ ngoài trời lạnh với quần áo đủ ấm không có hại đến sức khỏe của trẻ như cha mẹ nghĩ

Có thể bạn chưa biết, tại các nước Châu Âu việc cho trẻ nhỏ chơi đùa hay ngủ ngoài trời lạnh là việc hết sức bình thường và tốt cho sức khỏe của trẻ.Dù trời có đang mưa hay tuyết rơi, nhiệt độ thấp thì việc  bắt gặp những em bé ngủ say trong chiếc xe nôi của mình là điều hết sức phổ biến tại Đan Mạch. Hay ở gần với nước ta hơn là tại Nhật Bản, tại các trường mẫu giáo, dưới cái lạnh 0 độ C, tuyết dày thì chúng ta vẫn có thể bắt gặp hình ảnh trẻ em mặc quần sooc, áo cộc và vui chơi trong sân trường.

Giữ ấm cho trẻ trong mùa đông
Có hẳn khu vực đỗ xe nôi cho các bé tại Đan Mạch trong thời tiết giá lạnh

Cho trẻ mặc bỉm 24/24

Những cặp cha mẹ trẻ bận rộn, luôn sẵn sàng mặc bỉm cho con mình cả ngày. Với suy nghĩ vệ sự tiện lợi và có thể cho trẻ chơi thoải mái cả ngày mà không cần quá trông chừng con. 
Đây là một việc làm hoàn toàn không nên bởi những lí do sau:
- Bỉm dùng liên tục có thể gây tổn thương làn da của trẻ, bỉm dính nước tiểu dễ khiến da bé lở loét, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, gây nên hiện tượng hăm;
- Sử dụng bỉm cả ngày sẽ vô tình tạo thói quen xấu cho trẻ. Cứ tự động vệ sinh mà không cần gọi cha mẹ, kéo dài sẽ làm mất đi phản xạ của trẻ. Trẻ sẽ không gọi báo cha mẹ dù bé đã biết nói. Khiến trẻ dễ tè dầm khi lớn hơn.
Cha mẹ chỉ đóng bỉm cả ngày cho trẻ trong những trường hợp bắt buộc như đi tàu xe, khi đi xa,...vv 

Sử dụng điều hòa, quạt sưởi quá nhiều

Không ít cha mẹ, cứ gió lạnh là đóng mọi cửa phòng, theo suy nghĩ càng kín càng tốt, giữ ấm là quan trọng. Song, khi đóng kín phòng thì sự lưu thông không khí sẽ bị cản trở, gây thiếu oxy, ngột ngạt. 
  • Cần đảm bảo căn phòng không bị gió lùa nhưng vần có sự thông thoáng với bên ngoài.
  • Không lạm dụng các thiết bị sưởi ấm, điều hòa. Bởi vì, khi sử dụng nhiều cơ thể sẽ bị mất nước,  gây khô da. Nhất là sử dụng quạt sưởi, sẽ khiến trẻ khô mũi, ảnh hưởng xấu đến hô hấp của trẻ.
  • Khi trẻ từ phòng điều hòa đi ra ngoài trời, cha mẹ hãy mặc đủ ấm cho con. Tránh trường hợp trẻ bị sốc nhiệt.

Tắm rửa cho trẻ bằng nước quá nóng

Tắm nước nóng cho con là hầu hết ông bố, bà mẹ nào cũng làm cho con mình. Và việc sự dụng nước rất nóng cũng là việc làm khá phổ biến. 
Có một điều chúng ta cần nhớ là: da trẻ nhạy cảm hơn da người lớn rất nhiều. 
- Nếu bố mẹ thấy nước đủ ấm, tức là nước bị nóng với trẻ. Trong mùa đông, nhiệt độ nước lý tưởng để tắm cho bé là từ 33 đến 36 độ C. 

Tắm cho trẻ vào mùa lạnh
Da trẻ nhỏ nhạy cảm hơn da của chúng ta rất nhiều

- Bố mẹ hãy dùng cổ tay, khuỷu tay để thử độ nóng của nước, hoặc có thể sử dụng nhiệt kế khi pha nước tắm cho con.
- Cho trẻ tắm trong phòng kín gió, chuẩn bị thêm quạt sưởi nếu cần.
- Tắm cho trẻ từ 5 đến 7 phút để tránh cảm lạnh.
- LƯU Ý: khi rửa hay ngâm chân cho trẻ cũng không dùng nước nóng quá. Bởi nước quá nóng sẽ làm giãn dây chằng bàn chân của bé, chân bé sẽ bẹt, hình dáng bàn chân sẽ khác bình thường.
Chia sẻ trên :

Bài viết khác

Chất lượng nước và nước thải trên thế giới

Chất lượng nước trên thế giới ngày càng suy giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và sức khỏe của người dân. Các tổ chức thế giới, chính phủ tại mỗi quốc gia vẫn đang nỗ lực không ngừng để cải thiện thực trạng này.

10 thực phẩm tuyệt đối không được kết hợp với nhau

Máy ozone khử độc có thể làm sạch, khử độc thực phẩm, song việc kết hợp các loại thực phẩm sao cho đúng và an toàn cũng là một vấn đề vô cùng quan trọng.

Sự hấp phụ là gì?

Trong xử lý nước thải và khí thải, hấp phụ là phương pháp xử lý quan trọng, được ứng dụng phổ biến. Chúng có thể hoạt động độc lập hoặc kết hợp với phương pháp khác nhằm loại bỏ tối đa các chất gây hại.

Phát triển công nghệ xử lý nước từ một loài sinh vật biển

Lấy cảm hứng từ loại sinh vật biển Actinia- một loài động vật ăn mồi bằng xúc tu, các nhà khoa học thuộc Đại học Bắc Kinh đã cho ra đời công nghệ xử lý nước thải hiệu quả, hứa hẹn mang đến hướng đi mới trong xử lý nước.

Ảnh hưởng của các phương pháp khử trùng đến đặc điểm bề mặt và sự hình thành màng sinh học trên zirconia in vitro (Phần 2)

Zirconia gốm là một vật liệu thường dùng cho nha khoa bởi chúng có màu sắc giống răng và độ dẻo dai cao. Mục đích của nghiên cứu là kiểm tra tác động của các phương pháp khử trùng trên các đặc điểm bề mặt của zirconia.

Bí quyết chọn mua và sử dụng các loại rau an toàn nhất

Rau xanh là một trong số những loại thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn gia đình cũng như là một trong số những thực phẩm cung cấp và bổ sung rất nhiều loại vitamin cũng như hợp chất bổ dưỡng cho cơ thể.

Màng lọc than hoạt tính và những ứng dụng nổi bật trong đời sống

Than hoạt tính có các đặc tính đặc biệt cho phép loại bỏ các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC), mùi và các chất ô nhiễm dạng khí khác khỏi không khí. Nguyên lý làm sạch của màng carbon đó là hấp phụ các phân tử khí và khói, lưu giữ chúng trên bề mặt, trong các lỗ nhỏ và không thể đi ra ngoài. Vì mang lại hiệu quả cao, mức chi phí ngắn cũng như dễ tích hợp với các công nghệ khác nên than hoạt tính được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Cách làm sạch/ khử trùng khẩu trang với mục đích tái sử dụng

Đại dịch COVID xuất hiện khiến nhu cầu sử dụng khẩu trang tăng lên nhanh chóng. Để bảo vệ tài nguyên cũng như môi trường, việc tái sử dụng khẩu trang là việc làm cần thiết. Mặc dù vậy, việc sử dụng khẩu trang ra sao và làm sạch chúng như thế nào, không phải ai cũng nắm rõ.

messHợp tác zaloChat Zalo showrommShowroom callGọi ngay