Nhà sản xuất thiết bị làm sạch hàng đầu tại Việt Nam

5 Món ăn thanh nhiệt, bổ dưỡng cho trẻ vào mùa hè (Phần 2)

Chia sẻ trên :

Sinh tố, nước ép trái cây

 

 

Cả nước ép trái cây và sinh tố đều là những thức uống được ưa chuộng vào mùa hè và nguyên liệu chính vẫn là hoa quả, trái cây tươi. Nếu như những cốc sinh tố vẫn giữ được những chất dinh dưỡng từ trái cây và rau quả mà người dùng đưa vào thì nước ép hoa quả lại phù hợp với những người không thích ăn rau quả trực tiếp mà vẫn được cung cấp một hàm lượng dinh dưỡng cao. Với các em nhỏ thì thức uống này càng được ưa thích, mẹ cũng dễ dàng tăng cường dưỡng chất cho trẻ mà không cần tốn quá nhiều thời gian để cho trẻ ăn. Cùng tham khảo những thức uống dưới đây để cùng làm những cuốc nước thanh mát, bổ dưỡng này nhé.

Sinh tố

Sinh tố và nước ép trái cây là những món ăn dễ làm và rất bổ dưỡng trong mùa hè

 

1.      Sinh tố bơ

 

Bơ là loại quả có chứa 25 loại vitamin và khoáng chất tự nhiên (Vitamin K, B5, B6, C, Kali, E, folate) nên có nhiều tác dụng như: Ổn định huyết áp, kiểm soát cân nặng, ngăn ngừa ung thư, chống viêm, tốt cho tim mạch, làm đẹp da, bảo vệ mắt, … đặc biệt, loại quả này lại có nhiều vào mùa hè. Do đó, hãy thường xuyên làm sinh tố bơ để cả gia đình thưởng thức nhé.

 

Nguyên liệu:

 

-         Bơ sáp

 

-         Sữa chua có đường

 

-         Sữa đặc.

Sinh tố bơ

 


Thực hiện:

 

-         Bước 1: Bổ bơ làm đôi, lấy phần thịt, cho ra bát

 

-         Bước 2: Cho hỗn hợp bơ, sữa chua, sữa đặc, đá bào vào máy xay trong 30 phút.

 

-         Bước 3: Đổ bơ ra cốc và thưởng thức.

 

Mặc dù, sinh tố bơ là rất tốt nhưng khi chọn bơ, mẹ cần mua ở cửa hàng uy tín, rõ nguồn gốc, tránh mua phải những quả bị tẩm thuốc bảo quản.

 

2.      Sinh tố chuối

 

Nếu mỗi ngày bạn cho trẻ uống một cốc sinh tố chuối sẽ nhận được rất nhiều công dụng như: Cải thiện hệ tiêu hóa, giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa bệnh dạ dày, cải thiện não bộ, tăng cường hệ miễn dịch, giảm căng thẳng, ngăn ngừa nguy cơ sỏi thận. Với những công dụng tuyệt vời này, chẳng có lí do nào mà mẹ không dành một chút thời gian để làm sinh tốt bơ cho cả nhà.

Sinh tố chuối

 

 


Nguyên liệu:

 

-         Chuối chín

 

-         Chocolate

 

-         Sữa tươi

 

-         Đá nhỏ

 

Thực hiện:

 

-         Bước 1: Chuối bỏ vỏ, cắt thành lát

 

-         Bước 2: Cho chuối, chocolate, sữa tươi, đá vào máy say sinh tố và say nhuyễn.

 

-         Bước 3: Đổ sinh tố ra cốc và thưởng thức.

 

3.      Sinh tố/ nước ép cam

 

Cam được biết đến là loại quả giàu vitamin C do đó, chúng không những có khả năng làm mát cơ thể mà còn bổ sung thêm dưỡng chất, giúp tăng cường thể lực, hệ miễn dịch, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, phòng chống ung thư, giảm cholesterol, ngăn ngừa táo bón, tốt cho tim mạch, bảo vệ da, dạ dày, ngăn ngừa sỏi mật, giúp tóc đen óng mượt.

 

Nếu bạn không thích bổ cam thành từng múi thì bạn có thể chế biến thành một cốc sinh tốt hoặc một cốc nước ép, vừa tiết kiệm thời gian mà lại cung cấp thêm dưỡng chất cho cơ thể.

Nước ép cam

 

 


4.      Sinh tố/ nước ép dưa hấu

 

Dưa hấu là loại quả có vị ngọt, chứa nhiều nước (92%), đường (8%), cùng các chất chống oxy hóa lycopene giúp bảo vệ da khỏi các tia UV có hại, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, cải thiện giấc ngủ. Bên cạnh đó, trong dưa hấu còn có chất điện giải, Natri, Kali, giúp cơ thể tránh mất nước, kiểm soát huyết áp. Các loại vitamin A, B, C còn giúp bạn kiểm soát cân nặng một cách tốt nhất.

 

Theo Tiến sĩ Shilpa Mittal – Chuyên gia Dinh dưỡng Ấn Độ, dưa hấu tốt nhất là vào mùa hè bởi vào mùa này, chúng không những có vị ngọt, ngon mà còn thanh mát.

Nước ép dưa hấu

 


5.      Sinh tố/ nước ép cà chua

 

Nhắc đến cà chua, bạn không thể bỏ qua những công dụng như:

 

-         Ngăn ngừa mỡ máu nhờ tính kiềm

 

-         Giảm cân nhờ chất xơ, ít calo

 

-         Giảm nếp nhăn, làm đẹp da nhờ các chất chống oxy hóa, lycopene.

 

-         Phòng chống nhiễm trùng.

 

Ngoài việc sử dụng cà chua để chế biến các món ăn mỗi ngày, bạn còn có thể làm những cốc sinh tố hoặc một cốc nước ép cà chua để đổi vị.

nước ép cà chua

 


Để làm sinh tố cà chua, đầu tiên, bạn cần cho vào nước sôi trần qua trong 2 phút và bóc vỏ. Tiếp sau đó, cắt chúng thành những miếng nhỏ rồi trộn với sữa, cho thêm nước cốt chanh vào và xanh nhuyễn. Chỉ sai 2 phút, bạn đã có một cốc sinh tố cà chua thơm ngon, bổ dưỡng.

 

Với nước ép cà chua, bạn chỉ cần chua cà chua đã bỏ vỏ và hạt rồi xay nhuyễn, cho vào rây, lọc lấy nước, bỏ bã là xong.

 

Lưu ý rằng, trước khi chế biến, mẹ nên sục cà chua qua máy khử độc thực phẩm để loại bỏ vi khuẩn, virus hay các chất bảo quản còn tồn tại trong bề mặt nhé.

 

6.      Nước ép ổi

 

Mùa hè cũng là mùa mà những quả ổi chín rộ, tỏa ra mùi hương thơm ngát. Nếu bạn biết đến những công dụng của ổi như: Giảm đường huyết, tăng cường sức khỏe tim mạch, tốt cho hệ tiêu hóa, giảm cân, chống ung thư, tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho da, … chắc chắn bạn sẽ ăn chúng nhiều hơn mỗi ngày.

 

Nếu muốn đổi khẩu vị ngoài việc ăn trực tiếp, bạn có thể dành một chút thời gian để làm nước ép ổi, thanh mát mà lại nhiều công dụng. Cách làm nước ép ổi như sau:

 

-         Rửa sạch ổi, gọt vỏ, bỏ hạt và bổ làm 4

 

-         Cho ổi vào máy ép hoa quả, lấy phần nước và thưởng thức.

 

-         Nếu không có máy ép, bạn có thể dùng máy xay sinh tốt, rồi dùng rây để loại bỏ phần bã.

Nước ép ổi

 


Tào phớ

 

Táo phớ là sản phẩm được làm từ đậu nành nên được đánh giá là một trong những món ăn rất bổ dưỡng, cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể đồng thời, chúng còn có khả năng phòng chống bệnh ung thư, tim mạch, giảm cholesterol trong máu, … lại có tính mát, dễ ăn nên chúng rất được ưa chuộng vào mùa hè. Tuy nhiên, để đảm bảo cho sức khỏe, người dùng không nên mua tào phớ ở ngoài chợ, chúng rất dễ nhiễm khuẩn, không đảm bảo an toàn thực phẩm, bạn có thể tham khảo công thức dưới đây để tự làm tào phớ tại nhà.

 

Nguyên liệu:

 

-         Đậu nành

 

-         Bột gelatin

 

-         Lá nếp

 

-         Đường phèn

 

-         Gừng.

Tào phớ

 


Thực hiện:

 

-         Bước 1: Ngâm đậu nành với nước trong 8 tiếng rồi vớt ra và rửa sạch

 

-         Bước 2: Cho đậu vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn. Trong quá trình xay, nên đổ nước cao hơn đậu khoảng 2cm.

 

-         Bước 3: Đổ cả nước và đậu đã xay vào nồi, vớt bọt và đun vừa lửa trong khoảng 10 phút. Khi đun nên khuấy đều tay để tránh đậu bị khê.

 

-         Bước 4: Dùng rây để lọc bã, chắt lấy toàn bộ nước từ bã đậu rồi cho vào nồi cùng phần nước đã có trước đó.

 

-         Bước 5: Thả lá dứa vào nồi nước đậu, đun nhỏ nữa, khuấy liên tục để tránh bị khê.

 

-         Bước 6: Ngâm bột gelatin với nước, trộn đều và để trong 5 phút cho bột nở hết.

 

-         Bước 7: Cho bột gelatin vào nước đậu và khuấy đều, vớt bọt rồi cho vào tủ lạnh khoảng 4 tiếng

 

-         Bước 8: Cho đường phèn, nước, lá dứa vào nồi, đun nhỏ lửa cho đến khi đường tan thì cho thêm gừng thái lát.

 

-         Bước 9: Múc tào phớ ra chén, thêm nước đường, đá và thưởng thức.

 

Sữa chua

 

Sữa chua là một chế phẩm được làm từ sữa, nhờ quá trình lên men tự nhiên, tạo thành các axit lactic, với mùi hương đặc trưng. Khi sử dụng sữa chua, người dùng nhận được nhiều công dụng như: Tăng cường hệ miễn dịch, giảm cholesterol xấu, giữ ổn định trọng lượng cơ thể, tốt cho quá trình tiêu hóa, giúp xương chắc khỏe, giảm viêm. Đặc biệt, vào mùa hè, cá nhân có thể sử dụng sữa chua kèm với hoa quả, những món ăn vặt khác để thanh nhiệt, làm mát cơ thể.

 

Ngoài việc đi mua sữa chua đã được chế biến sẵn ở ngoài, bạn đọc cũng có thể tự chế biến ở nhà, vừa đảm bảo vệ sinh lại tiết kiệm chi phí. Dưới đây là các bước làm sữa chua đơn giản tại nhà mà bạn có thể tham khảo.

 

Nguyên liệu:

 

-         Sữa tươi

 

-         Sữa đặc có đường

 

-         Sữa chua không đường.

Sữa chua

 


Thực hiện:

 

-         Bước 1: Cho sữa tươi và sữa đặc vào nồi, đun sôi

 

-         Bước 2: Tắt bếp, chờ cho đến khi hỗn hợp sữa nguội bớt.

 

-         Bước 3: Cho 1 cốc sữa ấm vào bát, hòa cùng với sữa chua

 

-         Bước 4: Đổ hỗn hợp sữa chua vào nồi sữa đã đun, khuấy đều

 

-         Bước 5: Chắt sữa vào các hũ đựng.

 

-         Bước 6: Cho các hũ đựng sữa chua vào nồi cơm điện hoặc một nồi nước ấm khoảng 700C để ủ ấm, kích thích quá trình lên men.

Chia sẻ trên :

Bài viết khác

VOCs: Mối nguy hiểm tiềm ẩn cho trẻ nhỏ

Nhiều sản phẩm đồ chơi và đồ nội thất quen thuộc của trẻ em được làm bằng hóa chất độc hại, trong đó có VOCs. Các chất này có thể bốc hơi trong suốt thời gian sử dụng và thải vào không khí, dẫn đến những hệ quả khôn lường cho trẻ nhỏ.

Ozone và vai trò trong ngành chế biến thuỷ hải sản

Việc sử dụng ozone trong các ứng dụng chế biến thủy sản đã được chứng minh là một công cụ tuyệt vời trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm. Ozone có nhiều tiềm năng sử dụng trong ngành thủy sản thương mại hơn ngành sản xuất thực phẩm nông nghiệp. Ozone không chỉ là hữu ích cho an toàn thực phẩm; mà còn được dùng để nuôi cá (nuôi trồng thủy sản), bảo quản thực phẩm và kiểm soát mùi trong quá trình chế biến.

Khói thuốc và béo phì là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư

Khói thuốc là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư. Sử dụng máy lọc không khí khử sạch mùi thuốc lá là một giải pháp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư thiết thực nhất.

Những lễ hội mùa xuân không nên bỏ qua vào năm Mậu Tuất 2018 (Phần 3)

Những lễ hội đầu năm mới Mậu Tuất 2018 không thể bỏ lỡ sau đây chắc chắn sẽ là một địa điểm du xuân lí tưởng cho nhiều gia đình. Cùng HSVN điểm qua những lễ hội xuân

Khái niệm cơ bản về ô nhiễm hạt PM, PM10, PM2.5

PM là gì ? Hạt ô nhiễm PM được phân loại như thế nào và nó thâm nhập vào không khí như thế nào ?

Cách làm sạch/ khử trùng khẩu trang với mục đích tái sử dụng

Đại dịch COVID xuất hiện khiến nhu cầu sử dụng khẩu trang tăng lên nhanh chóng. Để bảo vệ tài nguyên cũng như môi trường, việc tái sử dụng khẩu trang là việc làm cần thiết. Mặc dù vậy, việc sử dụng khẩu trang ra sao và làm sạch chúng như thế nào, không phải ai cũng nắm rõ.

Cách Khử trùng bằng ánh sáng UV ngăn ngừa nhiễm trùng & cải thiện an toàn cho bệnh nhân

Để đảm bảo rằng bệnh nhân có trải nghiệm tích cực trong bệnh viện. Một trong những cách có thể cải thiện trải nghiệm của bệnh nhân là thông qua các phương pháp khử trùng và làm sạch sử dụng phương pháp khử trùng bằng tia cực tím.

Chất thải y tế, hiểm họa lớn đối với môi trường (P1)

Chất thải y tế là gì mà nó được coi là 1 trong những hiểm họa lớn đối với môi trường? Tình hình chất thải y tế cũng như cơ chế, biện pháp xử lý như thế nào để những chất thải không ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư

messHợp tác zaloChat Zalo showrommShowroom callGọi ngay