10 căn bệnh nguy hiểm mùa hè và cách phòng tránh (P2)
Tiếp tục chủ đề những căn bệnh thường gặp vào mùa hè, dưới đây là 5 căn bệnh mà bạn đọc cần hết sức chú ý, áp dụng các phương pháp phòng ngừa cũng như kịp thời phát hiện để điều trị, giảm thiểu tối đa các biến chứng mà bệnh gây ra.
Có nhiều bệnh nguy hiểm trong mùa hè
6. Thủy đậu
Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với các bóng nước của người bệnh bị vỡ ra. Mặc dù, thủy đậu là bệnh lành tính nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến các biến chứng như: Viêm phổi, viêm màng não, viêm não. Bệnh trở nên nguy hiểm hơn với trẻ em và phụ nữ mang thai.
Khi bị thủy đậu, người bệnh có những biểu hiện như: Sốt, đau đầu, đau cơ, xuất hiện các nốt mụn nước trên toàn cơ thể hoặc rải rác ở nhiều vị trí khác nhau. Sau 4 đến 5 ngày, các mụn này khô, đóng vảy.
Bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu có thể xảy ra ở nhiều thời điểm khác nhau trong một năm, do đó, cha mẹ cần nâng cao tinh thần cảnh giác, áp dụng các biện pháp phù hợp đề phòng bệnh cho con. Cụ thể như sau:
- Tiêm vắc xin phòng thủy đậu cho trẻ.
- Sử dụng máy lọc không khí trong gia đình để tiêu diệt virus gây bệnh ngay khi chúng xuất hiện.
- Vệ sinh nhà cửa thường xuyên.
- Rửa tay bằng xà phòng, nước ozone trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh
- Dùng xà phòng hoặc nước ozone để làm sạch các đồ dùng, dụng cụ mà trẻ hay tiếp xúc
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với nơi đông người
- Đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường
- Khi những người xung quanh trẻ bị thủy đậu, cần cho trẻ cách ly.
7. Rubella
Rubella là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, khi cá nhân hít phải những dịch tiết đường mũi họng có chứa virus Rubella từ người bệnh hoặc tiếp xúc với các vật dụng có chứa dịch tiết này. Bệnh này có thể dẫn đến những biến chứng như: Đau và sưng các khớp, viêm não, xuất huyết giảm tiểu cầu, viêm thần kinh, … Với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, khi mắc bệnh làm tăng nguy cơ dị tật ở thai nhi.
Virus Rubella không phát bệnh ngay khi xâm nhập vào trong cơ thể mà chúng ủ bệnh từ 12 đến 23 ngày. Sau thời gian này, người bệnh sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi, chảy mũi trong, đau họng, phát ban, nổi hạch ở sau tai. Khoảng 4 ngày sau, các triệu chứng này thuyên giảm.
Rubella là bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm
Để ngăn ngừa bệnh Rubella, cá nhân có thể tiêm vắc xin phòng bệnh. Ngoài ra, phụ nữ có ý định mang thai nhưng chưa từng bị hoặc chưa tiêm vắc xin cũng cần được tiêm trước 3 tháng mang thai. Với phụ nữ đang có thai hoặc nghi ngờ có thai, những người bị suy giảm hệ miễn dịch, đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, bị bệnh ác tính về máu, nhiễm trùng cấp tính hoặc mãn tính không nên tiêm vắc xin phòng Rubella.
Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh Rubella, mỗi người dân cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh tiếp xúc với người bệnh, rửa tay bằng xà phòng hoặc nước ozone trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Trong mỗi gia đình cũng nên có một chiếc máy làm sạch không khí để chúng diệt khuẩn, mang đến bầu không khí trong lành và an toàn cho mọi người.
8. Cường tuyến giáp
Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng nằm ở cổ, tiết ra hormone tuyến giáp để điều tiết lượng canxi trong máu, tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích sự hoạt động của tim, hệ thần kinh và điều tiết nhiệt lượng cơ thể. Bệnh cường tuyến giáp xảy ra do bức xạ mặt trời, nắng nóng, hoặc thừa i-ot. Căn bệnh này có thể xảy ra với tất cả mọi người, ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu là nữ giới.
Người bị cường tuyến giáp thường có những biểu hiện như: Thường xuyên thấy nóng, đổ mồ hôi, rối loạn tâm lý, tim đập nhanh, phù mắt, sịt cân, khát nước, tiểu tiện nhiều, tay run, rụng tóc, lo âu, cáu giắt, hay ủ rũ, bồn chồn, …. Đây là một bệnh lý nguy hiểm, có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: Suy tim, hiếm muộn, bão giáp, … nếu không được điều trị kịp thời.
Cường tuyến giáp
Việc phòng ngừa bệnh cường tuyến giáp cần được thực hiện bằng cách:
- Không hút thuốc lá
- Ăn thành nhiều vữa trong ngày
- Tập thể dục đều đặn
- Kiểm soát tình trạng thiếu máu
- Bổ sung đầy đủ vitamin D và canxi
- Ngủ đủ giấc
- Bổ sung lượng i-ot phù hợp.
9. Nhiễm trùng da
Da là cơ quan ngoài cùng của cơ thể, là hệ thống phòng thủ mạnh nhất, bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân từ môi trường. Nếu da bị tổn thương, sức khỏe của cá nhân sẽ suy giảm.
Vào mùa hè, các loài vi khuẩn dễ sinh sôi và phát tán, chúng xâm hại đến da, gây nhiễm trùng, làm tổn hại đến các cơ quan khác như: Màng tim, màng khớp, Xương tủy. Các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng da thường gặp là: Tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn và nấm da.
Nhiếm trùng da
- Tụ cầu khuẩn: Gây viêm nang lông, xuất hiện những mụn nhỏ lấm tấm, ngay tại vị trí chân lông. Bệnh thường gặp ở mặt, da đầu, cẳng chân, cẳng tay, đùi và vùng sinh dục.
- Liên cầu khuẩn: Gây lở loét, chốc lây trên da, thường xuất hiện ở vùng da mất vệ sinh, cơ thể yếu, sức đề kháng kém. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em, khi các em có những ngấn sâu, nếp gấp sâu, vùng da này rất ẩm ướt và tạo điều kiện để viêm da phát triển.
- Nấm da: Là loại nấm ưa nóng ẩm, dễ sinh sôi ở môi trường ướt át như: Bẹn, mông, nách, ngấn bụng, … Bệnh biểu hiện bởi các mụn nước nhỏ li ti, gây ngứa, khi gãi thấy xót, lan mạnh sang những cùng khác.
Để phòng ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng da, ngoài việc vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng xà phòng, nước ô zôn, cá nhân cũng cần lựa chọn quần áo mát mẻ, thông thoáng, và hạn chế ở trong những căn phòng kín, nóng bức. Ngoài ra, bạn đọc cũng nên trang bị một trong máy lọc không khí để loại bỏ các loại vi trùng trong môi trường, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh. Nguồn nước được sử dụng hàng ngày cũng cần được làm sạch với máy ozone, loại bỏ tối đa vi khuẩn gây hại.
10. Say nắng
Say nắng còn được gọi là sốc nhiệt, do cá nhân lao động mệt mỏi hoặc ở quá lâu ngoài trời nắng. Khi đó, các tia nắng sẽ chiếu thẳng vào vùng cố gáy khiến trung tâm điều hòa thân nhiệt cơ thể bị chấn động, dẫn tới rối loạn điều hòa thân nhiệt, mất nước cấp của cơ thể.
Khi bị say nắng, cơ thể toát mồ hôi, da nóng và khô, mệt lả, đau đầu, khó thở, đỏ mặt, nôn mửa và tiêu chảy. Một số biểu hiện khác có thể gặp là ảo giác, thay đổi ý thức, mất định hướng, hôn mê, co giật, mất kiểm soát hành vi, hoa mắt, khó thở, chuột rút, tăng nhịp tim, nhịp thở, … Nếu người bị say nắng không được xử trí kịp thời có thể để lại di chứng thần kinh không hồi hục và tử vong.
Say nắng
Cách duy nhất để phòng ngừa say nắng là không làm việc quá mệt dưới ánh nắng mặt trời hoặc trong điều kiện môi trường có nhiệt độ cao như hầm lò, trong phòng kín, … Ngoài ra, cá nhân cần bổ sung nước thường xuyên cho cơ thể, tánh tình trạng mất nước.
Trên đây là 10 căn bệnh dễ gặp phải vào mùa hè mà ai cũng cần cảnh giác và có cách phòng ngừa hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của chính mình. Hãy chủ động phòng ngừa, cung cấp cho cơ thể đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng. Lựa chọn những nguồn thực phẩm sạch, sử dụng thiết bị ozone khử độc thực phẩm để khử sạch tồn dư hóa chất trên bề mặt thực phẩm. Hi vọng rằng, với những thông tin trên, bạn đọc sẽ có một mùa hè khỏe mạnh, vui vẻ và đầy ý nghĩa.