VOCs: Mối nguy hiểm tiềm ẩn cho trẻ nhỏ
Chất lượng không khí trong nhà có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của những đứa trẻ. Nhiều sản phẩm đồ chơi và đồ nội thất quen thuộc của trẻ em được làm bằng hóa chất độc hại có thể bốc hơi trong suốt thời gian sử dụng và thải vào không khí mà con bạn hít thở. Những khói hóa chất này nguy hiểm như thế nào? Và bạn có thể làm gì để giúp con bạn tránh bị phơi nhiễm? Bạn viết dưới đây cùng các bậc phụ huynh tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này.
Trong gia đình, VOCs phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau
Tại sao VOCs nguy hiểm cho trẻ em?
Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) là khí thường được thải ra từ các sản phẩm gia dụng như đồ nội thất, sơn và dung dịch tẩy rửa và có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng không khí trong nhà. Theo Cục bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (EPA), không khí trong nhà chứa nồng độ VOC cao hơn không khí ngoài trời tới mười lần. Những khí thải này được tạo thành từ nhiều loại hợp chất hóa học, nhiều hợp chất được biết là có thể gây ra những ảnh hưởng có hại cho sức khỏe.
Trẻ em đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi tác hại của việc phơi nhiễm VOC vì các cơ quan đang phát triển và cấu trúc bên trong của chúng xử lý các chất ô nhiễm khác với cơ thể người lớn. Chúng cũng có tốc độ hô hấp cao hơn so với người lớn, có nghĩa là chúng hít thở nhiều không khí hơn (bao gồm cả VOC) so với trọng lượng cơ thể của chúng. Ngoài ra, trẻ em khám phá và trải nghiệm thế giới theo những cách khác nhau (chẳng hạn như bò trên thảm hoặc cho đồ chơi vào miệng) từ đó làm tăng khả năng tiếp xúc với hàm lượng VOC.
Sử dụng đồ chơi không an toàn là một trong những tác nhân khiến trẻ dễ bị nhiễm VOCs hơn
Trẻ em sống trong không gian có nồng độ VOC cao hơn dễ bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng và bệnh chàm hơn so với những trẻ em ít tiếp xúc với VOC. Những tác động xấu khác đối với sức khỏe do VOC gây ra với trẻ nhỏ bao gồm:
- Nhức đầu
- Buồn nôn
- Kích ứng mắt, mũi và cổ họng
- Thận, gan và tổn thương hệ thần kinh trung ương
Trẻ nhỏ tiếp xúc với VOCs ở đâu?
VOC có thể đến từ một số nguồn khác nhau. Dưới đây là một số đồ vật điển hình:
Đồ nội thất làm bằng gỗ ép có chứa formaldehyde và một chất gây ung thư. Để tránh đồ nội thất có hàm lượng VOC cao, hãy tìm các sản phẩm bằng gỗ rắn chắc, không có sơn. Chứng nhận VOC không có hoặc thấp được ghi trên nhãn chẳng hạn như chứng nhận Greenguard cho đồ nội thất và chứng nhận OEKO-TEX cho hàng dệt, có thể giúp cha mẹ tìm được các sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải.
Quần áo
Nhiều mặt hàng quần áo trẻ em, đặc biệt là đồ ngủ, được làm bằng chất chống cháy hóa học thường thoát khí khi mặc. Formaldehyde cũng có thể được tìm thấy trong đó. Vì vậy, khi mua đồ cho con, cha mẹ cần hết sức quan tâm đến vấn đề này. Quần áo có hàm lượng VOC thấp thường được làm bằng vật liệu hữu cơ hoặc được dán nhãn chứng nhận tiêu chuẩn an toàn như OEKO-TEX.
Ngay cả quần áo cũng có thể là một trong những tác dẫn khiến trẻ bị nhiễm VOCs
Bảo quản thực phẩm bằng nhựa
Khi sử dụng các đồ dùng lưu trữ thức ăn cho trẻ, cha mẹ nên tránh các đồ dùng được làm bằng Polycarbonate (nhựa số 7), Bisphenol A (BPA) có một chất hóa học phá vỡ hormone, Polyethylene terephthalate (nhựa số 1) có chứa phthalate có hại, Polyvinyl clorua (nhựa số 3) có chứa dioxin.
Ngoài việc sử dụng đồ dùng làm bằng thuỷ tinh, họp thực phẩm làm bằng chất dẻo an toàn như polyethylene mật độ cao (nhựa số 2), polyethylene mật độ thấp (nhựa số 4) và polypropylene (nhựa số 5).
Đồ chơi
Cho dù một món đồ chơi được làm từ gỗ, nhựa, vải dệt hay kết hợp cả ba loại thì đồ chơi vẫn có thể gây ra một loạt các VOC có hại. Đồ chơi được sản xuất bằng gỗ ép có chứa formaldehyde, trong khi đồ chơi bằng nhựa có thể chứa các chất hóa học đã được đề cập ở trên. Để tránh phần lớn lượng khí thải VOC liên quan đến đồ chơi, hãy tìm đồ chơi từ các nhà sản xuất uy tín, có cung cấp rõ thông tin về các thành phần của từng sản phẩm.
Thảm trải sàn
VOCs thải ra từ thảm chủ yếu đến từ formaldehyde và 4-phenylcyclohexane trong chất kết dính được sử dụng để dán thảm với ván sàn.
Keo dính thảm trải sàn chứa một lượng VOCs không hề nhỏ
Đồ dùng cá nhân
Thông thường, các sản phẩm chăm sóc cá nhân được tiếp thị cho trẻ em, chẳng hạn như xà phòng thơm, dầu gội đầu và mỹ phẩm, được làm từ các thành phần rẻ tiền, nhiều màu sắc hơn so với các sản phẩm dành cho người lớn. Những sản phẩm này, mặc dù có vẻ hấp dẫn hơn, nhưng lại chứa VOC có hại như formaldehyde. Trên thực tế, Chiến dịch vì Mỹ phẩm An toàn đã phát hành một báo cáo vào năm 2016 cho thấy VOC chiếm 20% trong số 39 mặt hàng mỹ phẩm dành cho trẻ em được kiểm tra.
Để tránh VOC có hại trong xà phòng, bột giặt, khăn trải giường và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác, hãy tìm các sản phẩm không có mùi thơm và kiểm tra cơ sở dữ liệu của Nhóm Công tác Môi trường (EWP) để biết các lựa chọn thay thế an toàn.
Sơn
Một lớp sơn mới chắc chắn có thể làm sáng không gian hoặc đồ vật, nhưng mùi của chúng lại có thể gây hại cho sức khỏe. Nhiều loại sơn, bao gồm cả sơn thủ công dành cho trẻ em, có thể chứa các VOC bao gồm toluen, trimethylbenzenes, ethyl acetate và tetrachloroethene.
Để việc sử dụng sơn trở nên an toàn hơn, hãy chọn sơn acrylic thay vì sơn men và sơn latex. Bạn cũng có thể tìm thấy sơn không có hoặc ít VOC được làm bằng thuốc nhuộm có nguồn gốc thực vật .
Thuốc xịt tẩy rửa hóa chất
Bình xịt phòng có thể chứa nhiều loại VOC. Chúng thoát ra ngoài ngay cả khi không sử dụng sản phẩm. Một số VOC có trong các sản phẩm tẩy rửa bao gồm naphthalene, d-limonene, a-pinene và chloroform. Khi mua sắm đồ dùng, bạn có thể tìm các sản phẩm có dãn nhãn an toàn của EPA.
Thận trọng khi sử dụng thuốc xịt côn trùng bởi trong chúng có chứa lượng lớn chất VOCs
Các giải pháp giúp giảm thiểu nguy hại từ VOC
Giảm tiếp xúc với VOCs
Biết được sản phẩm nào chứa hàm lượng VOC cao là một phần thiết yếu để cải thiện chất lượng không khí trong nhà. Ngoài việc tuân theo các nguyên tắc nói trên khi mua sắm đồ nội thất, đồ chơi và các sản phẩm gia dụng khác, bạn có thể thực hiện các bước bổ sung để bảo vệ con mình khỏi phơi nhiễm VOC.
- Tăng cường thông gió trong nhà, thay đổi bộ lọc không khí thường xuyên để giảm nồng độ VOC.
- Cất giữ các đồ dùng có hoá chất, sơn ở các khu vực xa nhà như trong nhà kho hoặc nhà để xe
- Vứt bỏ tất cả các thùng chứa hóa chất cũ hoặc không cần thiết
- Để sơn và hóa chất tẩy rửa xa tầm tay trẻ em và vật nuôi;
- Sử dụng các kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp để giảm thiểu lượng thuốc trừ sâu trong ở không gian quanh nhà.
- Loại bỏ các nguồn gây VOC ra khỏi nhà bằng cách sử dụng đồ dùng làm bằng chất liệu an toàn, thân thiện.