Lời khuyên của chuyên gia về việc phòng chống ngộ độc thực phẩm
Chia sẻ trên :
Theo thống kê, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 5.000 người bị ngộ độc thực phẩm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Bên cạnh đó, tình hình về thực phẩm bẩn, thực phẩm không an toàn ngày càng phức tạp, khó kiểm soát khiến người dân trở nên hoang mang và sử dụng các phương pháp khác nhau để loại bỏ các chất độc hại. Tuy nhiên, những giải pháp này chỉ hạn chế được một phần nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cho người dân. Vậy làm thế nào để phòng chống ngộ độc thực phẩm? Bài viết dưới đây sẽ cùng các bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Theo ý kiến của ThS - KS Nguyễn Thị Ngọc Thu (Phòng Truyền thông và đào tạo Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM), các thực phẩm dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm đó là:
Những biện pháp phòng, chống ngộ độc thực phẩm nêu trên chắc chắn sẽ giúp bữa cơm gia đình an toàn hơn, ngon miệng hơn. Song vẫn có những biện pháp mà bản thân người tiêu dùng rất khó kiểm soát, cụ thể là việc lựa chọn thực phẩm sạch, không có tồn dư hóa chất, tiêm nhiễm chất độc hại? Để có thể đảm bảo được chất lượng nguồn thực phẩm, hiện nay phương pháp sử dụng máy ozone sục thực phẩm cho quy mô gia đình hoặc sử dụng máy ozon công nghiệp để khử độc cho thực phẩm tại các bếp ăn lớn đang thể hiện được sự hiệu quả và sự ưu Việt nhất định. Nếu chưa tìm được nguồn cung cấp thực phẩm sạch hay tự cấp thực phẩm cho gia đình mình thì giải pháp ozone chính là một sự lựa chọn đáng tin cậy!
Ngộ độc thực phẩm đang đe dọa sức khỏe và tính mạng của chúng ta
Các nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm
- Ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật: vi sinh tồn tại xung quanh chúng ta ở 2 dạng là tích cực và tiêu cực. Với những vi sinh vật tiêu cực, chúng xâm nhập vào trong thực phẩm, món ăn sẽ gây bệnh cho con người, dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
- Quy trình chế biến thực phẩm không đảm bảo: trong một số trường hợp, ngộ độc thực phẩm xuất hiện do trong quá trình chế biến món ăn, người thực hiện không sơ chế kỹ, khiến các vi khuẩn, virus, chất bẩn, … tồn tại trong rau, củ, thịt, … không được loại bỏ hoàn toàn. Bên cạnh đó, sau khi chế biến, việc bảo quản không cẩn thận khiến muỗi, côn trùng xâm nhập và mang theo những mầm bệnh khác nhau, dẫn đến tình trạng ngộ độc.
- Ngộ độc thực phẩm do các chất phụ gia: mặc dù chiếm một tỉ lệ rất nhỏ nhưng trong một số trường hợp, các chất phụ gia được sử dụng trong quá trình chế biến cũng có thể gây ngộ độc thực phẩm.
- Ngộ độc thực phẩm do phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật: thuốc bảo vệ thực phẩm, thuốc kích thích tăng trưởng, … vượt tiêu chuẩn đang trở thành vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Việc sử dụng các hóa chất này có thể gây ngộ độc hoặc tác động lâu dài đến sức khỏe, gây ra các căn bệnh nguy hiểm.
Những thực phẩm dễ bị ô nhiễm, gây ngộ độc
Nhiều loại thực phẩm dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm
Theo ý kiến của ThS - KS Nguyễn Thị Ngọc Thu (Phòng Truyền thông và đào tạo Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM), các thực phẩm dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm đó là:
- Thực phẩm giàu đạm như: thịt, cá, sữa, trứng…
- Thực phẩm giàu chất béo: dầu, mỡ
- Thực phẩm có thành phần nước cao: rau, quả.
Các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm
Trước những thực trạng về ngộ độc thực phẩm nói trên, việc sử dụng các biện pháp phòng chống ngộ độc là rất cần thiết. Dưới đây là các biện pháp giảm thiểu nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm, mời bạn đọc tham khảo:
Có nhiều biện pháp để phòng chống ngộ độc thực phẩm được các chuyên gia đưa ra
- Lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, những thực phẩm tươi mơn mởn đôi khi lại có chứa nhiều loại thuốc kích thích, thuốc bảo quản.
- Trước khi chế biến, cần ngâm, rửa thực phẩm thật kỹ, đặc biệt là thực phẩm ăn sống, tuân thủ quy tắc “ăn chín, uống sôi”.
- Không để thức ăn, dụng cụ chế biến thức ăn sống và chín cùng nhau.
- Rửa sạch đồ dùng nấu ăn sau khi chế biến, phơi khô hoặc khử trùng cẩn thận.
- Rửa tay trước khi chế biến và ăn, sau khi đi vệ sinh.
- Sử dụng ozone để khử độc thực phẩm, khử trùng nước
- Bảo quản thức ăn cẩn thận, không để côn trùng xâm nhập
- Ăn ngay khi vừa nấu chín
- Thức ăn không dùng hết phải đun sôi trước khi bảo quản
- Đun lại thức ăn trước khi dùng lại từ 10 đến 15 phút
- Không sử dụng thức ăn đã bị ôi thiu.
- Bảo quản thực phẩm trong môi trường
- Không ăn thức ăn ôi thiu.
- Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thấp (lạnh hay đông lạnh) hoặc nhiệt độ cao (thanh trùng ở nhiệt độ hơn 1000C, sấy khô, xông khói); bằng phương pháp hóa học (ướp muối, đường; ngâm giấm; lên men); bằng phương pháp vật lý (chiếu xạ).
- Hạn chế tiếp xúc tay trực tiếp với thức ăn đã chế biến.
Sử dụng máy ozone để làm sạch, khử độc thực phẩm là một giải pháp được tin dùng
Những biện pháp phòng, chống ngộ độc thực phẩm nêu trên chắc chắn sẽ giúp bữa cơm gia đình an toàn hơn, ngon miệng hơn. Song vẫn có những biện pháp mà bản thân người tiêu dùng rất khó kiểm soát, cụ thể là việc lựa chọn thực phẩm sạch, không có tồn dư hóa chất, tiêm nhiễm chất độc hại? Để có thể đảm bảo được chất lượng nguồn thực phẩm, hiện nay phương pháp sử dụng máy ozone sục thực phẩm cho quy mô gia đình hoặc sử dụng máy ozon công nghiệp để khử độc cho thực phẩm tại các bếp ăn lớn đang thể hiện được sự hiệu quả và sự ưu Việt nhất định. Nếu chưa tìm được nguồn cung cấp thực phẩm sạch hay tự cấp thực phẩm cho gia đình mình thì giải pháp ozone chính là một sự lựa chọn đáng tin cậy!
Chia sẻ trên :