6 công trình đánh bại tình trạng ô nhiễm trên thế giới
Hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người đã khiến cho bầu không khí trở nên ô nhiễm nặng nề. Đặc biệt là khi nạn phá rừng gia tăng khiến cho nồng độ khói bụi ở các thành phố lớn ở các khu đô thị trở nên trầm trọng hơn. Trước thực trạng này, bên cạnh việc các cơ quan chức năng cố gắng kiểm soát nguyên nhân gây ô nhiễm, các nhà khoa học cố gắng tìm ra giải pháp để khắc phục hậu quả ô nhiễm thì các kiến trúc sư lại cho ra đời những công trình đáng ngưỡng mộ, có thể đối chọi với tình trạng ô nhiễm hiện tại. Những công trình này đã nhận được sự đánh giá cao của nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ cùng các bạn điểm lại 6 công trình nổi bật đó.
1. Cầu vượt cao tốc Geneva – Thụy Sỹ
Không giống như những cầu vượt cao tốc thông thường, chiếc cầu vượt Geneva ở Thụy Sỹ được trồng rất nhiều tảo. Người ta trồng tảo ở bên trong các ống trong suốt khi các ống này được gắn vào mặt bên của cầu vượt.
Cầu vượt cao tốc Gevena không phải là một công trình độc đáo có nuôi tảo hấp thụ khí thải
Tảo được biết đến là một loài sinh vật tự dưỡng, gồm một hoặc nhiều tế bào có cấu tạo đơn giản, có chất diệp lục nhưng chưa có rễ, thân và lá. Đặc biệt, loài cây này quang hợp nhờ ánh sáng và CO2. Chính vì vậy, khi được trồng ở gần cầu vượt cao tốc, tảo sẽ hấp thụ khí carbon do phương tiện giao thông thải ra, từ đó góp phần làm cho bầu không khí được trong sạch.
2. Bông hoa Wendy – New York, Mỹ
Bông hoa Wendy thiết kế đẹp mắt và có khả năng lọc khí thải của phương tiện giao thông
Bông hoa Wendy không phải là một bông hoa bình thường giống như tất cả những loài hoa khác có mặt trên thế giới, mà chúng sở hữu một hình dạng khá đặc biệt với những chiếc cánh nhọn, tỏa ra tứ phía giống như những chiếc gai nhím. Chưa dừng lại ở đó, công trình này được làm ra bởi những chất liệu đặc biệt với phần khung bên trong làm bằng kim loại, bên ngoài được bao bọc bởi vải nion màu xanh. Những tấm vải này có thể phun ra những hạt nano titan (TiO2) để hấp thụ các chất ô nhiễm trong không khí, từ đó trả lại một môi trường trong sạch hơn. Với bông hoa này, người ta còn có thể lắp đặt các thiết bị thổi nhạc, phun sương, … giúp thời tiết oi bức của những ngày hè trở nên dễ chịu.
3. Thiết bị biến bụi bẩn thành đá quý – Hà Lan
Bạn có tin được rằng những hạt bụi bẩn, tồn tại trong không khí ô nhiễm, được coi là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề khác nhau cho sức khỏe lại có thể được sử dụng để tạo thành những viên đá quý? Điều này đã được nhà thiết kế Daan Roosegaarde thực hiện thành công.
Máy lọc không khí tạo ra loại đá quý có thể làm đồ trang sức
Công trình do Daan Roosegaarde sáng tạo ra được phát triển từ chiếc máy lọc không khí gia đình. Với việc tạo ra ion âm để loại bỏ những chất có hại trong bầu không khí, thiết bị này còn tạo ra bong bóng khí siêu sạch. Điều đặc biệt là những hạt bong bóng khí này sẽ ngưng tụ trong bầu không khí và tạo thành một loại đá quý. Người ta có thể sử dụng loại đá này để làm ra những món đồ trang sức tuyệt đẹp. Rõ ràng, với thiết bị lọc không khí thông minh này, bầu không khí không những được làm sạch, loại bỏ những chất gây hại mà còn có thể tạo thành những viên đá lung linh, tô đẹp thêm cho đời. Hi vọng rằng công trình này sẽ được phát triển ở nhiều nơi và được nhiều người đón nhận hơn nữa.
4. Khu rừng “chọc trời” – Ý
Tòa nhà phủ đầy cây xanh không chỉ giảm ô nhiễm mà còn giảm tiếng ồn ở khu dân cư
Gọi là khu rừng “chọc trời” vì chúng được trồng trên ban công của một tòa nhà chung cư tại Ý. Đây được coi là một giải pháp tuyệt vời cho các khu đông dân cư khi mà chúng ta không cần tốn đất nhưng vẫn có thể trồng được rất nhiều cây xanh. Với những chiếc ban công rộng lớn, hơn 21.000 cây xanh được trồng, nổi bật giữa toàn thành phố. Sự xuất hiện của hơn 9000m2 cây xanh đã góp phần vào việc hấp thụ khí carbon do các phương tiện giao thông, hoạt động sinh hoạt và sản xuất gây ra, cung cấp thêm oxy cho bầu không khí đồng thời lá cây còn phản xạ lại tiếng động cơ, từ đó làm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm tiếng ồn ở các khu đông dân cư này.
5. Mái ngói hấp thụ chất gây ô nhiễm
Mái ngói đặc biệt có khả năng hấp thụ chất gây ô nhiễm trong không khí
Mới đây, nhóm sinh viên của trường Đại học California Riverside, Mỹ đã phát minh ra những chiếc mái ngói có khả năng hấp thụ các chất gây ô nhiễm trong bầu không khí. Thực chất, sản phẩm này được phủ một lớp titan dioxit (TiO2). Đây là chất có khả năng oxy hóa các chất gây ô nhiễm dưới tác động của ánh sáng Mặt trời và biến chúng thành Canxi Nitrat (Ca(NO3)2) – một chất vô hại và an toàn với con người. Với sáng chế này, người ta có thể thay thế chúng cho mái ngói thông thường. Nhóm sinh viên đã được Cơ quan bảo vệ môi trường tài trợ để có thể tiếp tục nghiên cứu và cải tiến những chiếc mái ngói này được tốt hơn.
Đọc thêm >> Phát minh ra thiết bị vừa có khả năng lọc không khí vừa tạo ra năng lượng
6. Mặt đường lọc khói bụi
Con đường lọc khói bụi là một phát kiến của người Hà Lan
Nếu mỗi ngày, khi ra đường, bạn phải đối mặt với khói, bụi, các chất gây ô nhiễm, … thì ở Hà Lan, người ta đã tiến hành xây dựng thử nghiệm những con đường có thể hấp thụ khói bụi trong không khí. Thực tế, người ta phủ một lớp quang xúc tác có chất titan dioxit (TiO2) để hấp thụ các chất thải từ các phương tiện giao thông, giúp bầu không khí ở khu dân cư, trên mặt đường được trong sạch, an toàn. Tuy nhiên, những con đường này vẫn chỉ đang được thử nghiệm vì việc thi công có chi phí không hề nhỏ.