6 bí quyết phòng ngộ độc thực phẩm tốt nhất
Thực phẩm không đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh, bị ô nhiễm là nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm hiện nay. Hãy cùng chúng tôi khám phá một vài bí quyết phòng chống ngộ độc thực phẩm ngay dưới đây bạn nhé!
1. Sử dụng thực phẩm tươi sạch giúp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
+ Đối với các loại rau quả: khi chọn mua, bạn nên chọn những loại rau, quả tươi, không có các mùi lại, không bị úng hoặc bị dập nát.
Sử dụng thực phẩm tươi sạch giúp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
+ Đối với các loại thịt (thịt lợn, thịt gà, thịt vịt...): bạn nên sử dụng những loại thịt đã qua kiểm dịch thú y và đạt tiêu chuẩn.
+ Cá hay các loại thủy sản nói chung phải còn tươi, màu sắc bình thường, không có dấu hiệu bị ôi hoặc ươn.
+ Đối với các loại thực phẩm đã chế biến phải có nhãn mác, ghi rõ tên sản phẩm, thành phần, nơi sản xuất, chế biến, cách bảo quản, đòng thời được đóng gói hoặc đóng hộp một cách đảm bảo.
+ Khi thực phẩm khô bị mốc bạn nên vứt bỏ đi chứ không nên tiếc rồi sử dụng.
+ Các loại thực phẩm rẻ nhưng lạ và không rõ nguồn gốc bạn cũng không nên sử dụng
+ Không sử dụng các phẩm màu, đường hóa học không nằm trong danh mục Bộ Y tế cho phép.
2. Thực phẩm trước khi nấu phải được rửa sạch sẽ, cẩn thận và khi nấu cần phải nấu cho thật chín
+ Các loại rau, quả ngày nay chứa rất nhiều hàm lượng chất bảo quản, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng vượt quá quy định, nên trước khi ăn hoặc nấu, bạn nên ngâm ngập trong nước sạch pha với muối loãng khoảng 30 - 60 phút sau đó rửa kỹ lại hoặc sử dụng chiếc máy khử độc thực phẩm ozone dành cho gia đình để đảm bảo thực phẩm sử dụng luôn an toàn.
Ngâm và rửa rau quả sạch trước khi sử dụng để khử độc cho rau quả
+ Các loại thực phẩm đông lạnh trước khi sử dụng hãy ngâm nước để làm tan đá hoàn toàn sau đó rửa sạchrồi mới đem nấu.
+ Có nhiều loại vi khuẩn dù ở nhiệt độ cao nhưng có thể vẫn không bị tiêu diệt, bởi vậy bạn phải nấu thực phẩm sôi cho thật kỹ và đều để có thể loại bỏ và tiêu diệt hết các loại vi khuẩn gây bệnh.
+ Không nên ăn các loại thức ăn sống, chẳng hạn như: thịt bò tái, gỏi cá, gỏi…
3. Giữ vệ sinh nơi chế biến thực phẩm cũng như nơi ăn uống
+ Hãy đảm bảo cho khu vực chế biến thực phẩm của gia đình bạn không có hiện tượng nước đọng lại, ở gần các khu khói, dễ có bụi bẩn, gần các khu vực nhà vệ sinh, khu vực chăn nuôi gia súc hay khu rác thải.
Giữ vệ sinh nơi chế biến sạch giúp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
+ Các đồ dùng, dụng cụ dùng để chế biến thực phẩm phải luôn sạch sẽ và khô ráo.
+ Khu vực chế biến hay ăn uống phải đủ ánh sáng, thông thoáng, sạch sẽ nhằm ngăn ngừa sự xuất hiện của các loại côn trùng như gián, chuột...
4. Đồ dùng nấu nướng và ăn uống phải luôn sạch sẽ
+ Các đồ dùng nấu nướng và ăn uống không được để qua đêm, phải tiến hành cọ, rửa ngay.
+ Không dùng những chiếc khăn dính dầu mỡ, đã bị ẩm mốc để lau dụng cụ hay bát đĩa.
+ Dụng cụ sử dụng cho thức ăn chín và sống phải tách biệt không sử dụng chung.
+ Sử dụng các loại xà phòng, nước rửa đã được cấp phép và kiểm chứng để đảm bảo không bị tồn dư và gây độc sang thực phẩm.
Sử dụng nước rửa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
+ Không sử dụng các loại dụng cụ dễ sinh nhiều chất độc hại khi nung nóng như: nhôm, đồng, thủy tinh, nhựa tái...để nấu hoặc đựng thực phẩm lỏng có tính axit cao.
5. Sử dụng nguồn nước sạch trong ăn uống và nướng
+ Dùng các nguồn nước đã qua xử lý để rửa, chế biến thực phẩm và rửa dụng cụ.
+ Nguồn nước phải trong, không có vị lạ và không có mùi.
+ Sử dụng nước đã đun sôi để uống chứ không được uống nước trực tiếp từ máy.
6. Các dụng cụ bao gói thực phẩm phải đảm bảo sạch sẽ, đạt tiêu chuẩn vệ sinh
+ Bạn không nên sử dụng các loại sách, báo cũ để gói thức ăn chín.
+ Đồ bao gói thức ăn phải đảm bảo sạch, giữ được mùi vị, màu sắc và không bị ngấm chất độc vào trong thực phẩm.
Theo Hsvn.com.vn