Nhà sản xuất thiết bị làm sạch hàng đầu tại Việt Nam

10 bệnh nguy hiểm vào mùa hè và cách phòng tránh (P1)

Chia sẻ trên :

Ở mỗi mùa khác nhau, các loại vi khuẩn, virus, tác nhân gây bệnh khác nhau có thể phát tán và tấn công con người. Trong đó, mùa hè được coi là mùa có nhiều căn bệnh nguy hiểm mà người dân cần cảnh giác và có giải pháp phòng ngừa tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của chính mình cũng như những người thân. Dưới đây là 10 căn bệnh thường gặp vào mùa hè, chúng có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và gây ra những hệ quả nghiêm trọng.

Những căn bệnh nguy hiểm trong mùa hè

 

 

1.      Tiêu chảy

 

Tiêu chảy là một trong những căn bệnh thường gặp vào mùa hè, thường xảy ra ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém, với những người sử dụng thức ăn bị ô nhiễm, ôi thiu. Ngoài ra, thời tiết nóng ẩm vào mùa hè còn tạo điều kiện để ruồi, muỗi, chột, gián, … sinh sôi, phát triển và lây lan mầm bệnh. Trẻ em và người già là những đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy, trong đó, nguyên nhân chính là do vi khuẩn, virus gây ra như: vi khuẩn tả, vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn lỵ, E.coli, virus rota. Các loại vi trùng này lây theo đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống đã bị nhiễm nhuẩn và gây ra bệnh tiêu chảy.


Bệnh nguy hiểm vào mùa hè

Tiêu chảy

 

Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm Việt Nam có khoảng 2 triệu người bị tiêu chảy do ngộ độc thức ăn. Bệnh kéo dài không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của người bệnh mà còn ảnh hưởng đến nguồn kinh tế. Trong những trường hợp xấu, tiêu chảy có thể dẫn đến, suy nhược, mệt mỏi, trụy tim mạch, rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn huyết thậm chí là tử vong.

 

Để phòng tránh bệnh tiêu chảy vào mùa hè, mỗi người dân cần ghi nhớ những điều sau:

 

  • Thực hiện ăn chín, uống sôi

     

  •  Không sử dụng thức ăn ôi thiu

     

  • Không ăn món ăn sống, tái.

     

  •  Lựa chọn nguồn thực phẩm an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

     

  •  Không sử dụng thực phẩm đã để lâu ngày

     

  •  Rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn

     

  • Sử dụng máy khử độc thực phẩm để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh còn tồn tại trên bề mặt trước khi chế biến món ăn.

     

  •  Hạn chế ăn uống ở nhà hàng, nơi đông người, cỗ bàn, …

     

2.      Sốt xuất huyết

 

Trong mùa hè năm 2017 vừa qua, dịch sốt xuất huyết hoành hành đã cướp đi sinh mạng của 24 người, với hơn 60.000 ca mắc bệnh. Theo Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Trần Đắc Nhu, sự thay đổi thất thường của khí hậu, thời tiết kèm theo nắng nóng mưa nhiều, tạo điều kiện để muỗi sinh sôi và phát triển. Loài vật này là vật trung gian truyền bệnh, chúng mang virus gây bệnh từ người bệnh sang người lành.

 

Bệnh sốt xuất huyết nếu không được chữa trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm như xuất huyết não, xuất huyết nội tạng, tử vong.


Bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết

 

Để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết, mỗi cá nhân, gia đình, khu dân cư cần tuân thủ nghiêm ngặt những điều sau:

 

  • Thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp nơi ở, phá bỏ những nơi mà muỗi thường xuyên trú ẩn như: Cống rãnh, vũng nước tù đọng, bụi rậm, hố rác, …

     

  • Đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

     

  • Sử dụng thuốc diệt muỗi ở những nơi có không gian rộng lớn, cống rãnh, ao, hồ, bụi rậm.

     

  •  Bật đèn bắt muỗi trong nhà, trường học, cơ quan, … để muỗi không còn tồn tại trong không gian.

     

  •  Mặc quần áo dài tay khi ra ngoài đường, đặc biệt là vào ban đêm.

     

  •  Mắc màn khi đi ngủ

     

  • Dùng tinh dầu đuổi muỗi (Tinh dầu bạc hà, tinh dầu sả) để muỗi sợ và không đến gần.

     

3.      Viêm não Nhật Bản

 

Viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm trùng cấp tính, gây tổn thương hệ thần kinh trung ương. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi thời điểm trong năm (chủ yếu là vào mùa hè, từ tháng 5 đến tháng 7), ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều hơn cả là với trẻ dưới 15 tuổi. Theo các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Trung ương, có khoảng 25-35% bệnh nhân bị Viêm não Nhật Bản tử vong, 50% có di chứng thần kinh và tâm thần.  Ngoài ra, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng như: Viêm phế quản, viêm phổi, bội nhiễm thận, viêm bể thận, viêm bàng quang, viêm tắc tĩnh mạch, …

Bệnh viêm não Nhật Bản

 

Chim và lợn được xác định là ổ chứa virus viêm não Nhật Bản nhưng muỗi lại là vật trung gian truyền bệnh sang người. Khi con người bị viêm não Nhật Bản, bệnh diễn biến qua nhiều giai đoạn, từ ủ bệnh (5 đến 14 ngày), đến khởi phát (sốt cao, co giật, hôn mê trong 1 đến 2 ngày), giai đoạn toàn phát (virus xâm nhập vào tế bào não, hủy hoại các tế bào thần kinh) và giai đoạn lui bệnh (tuần thứ 2).

 

Để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh viêm não Nhật Bản, người dân có thể áp dụng những điều sau:

 

  • Tiêm đủ 3 mũi vắc xin phòng ngừa Viêm não Nhật Bản cho trẻ với mũi 1 lúc 1 tuổi, mũi 2 sau mũi 1 từ 7 đến 14 ngày (Bảo vệ đến 80%), mũi 3 sau mũi 2 khoảng một năm (bảo vệ 90-95%). Tuy nhiên, các mũi tiêm này chỉ có hiệu quả sau 3 đến 4 năm, do đó, cha mẹ cần tiêm nhắc lại nhiều lần cho trẻ đến khi trẻ qua 15 tuổi.

     

  • Sử dụng đèn bắt muỗi để tiêu diệt muỗi, phòng ngừa tác nhân truyền bệnh.

     

  • Sử dụng tinh dầu thơm mà muỗi sợ (Tinh dầu bạc hà, tinh dầu sả) để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

     

4.      Tay – chân – miệng

 

Tay – chân – miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường xảy ra vào thời điểm giao mùa và ở trẻ dưới 5 tuổi. Virus gây bệnh là virus đường tiêu hóa, chúng lây lan trực tiếp khi ăn uống hay tiếp xúc với dịch của người mắc bệnh, gián tiếp qua bàn tay hoặc vật dụng nhiễm virus.

 

Trẻ bị chân – tay – miệng thường có biểu hiện: Sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi, ban nổi trong miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc cũng có thể xuất hiện ở mông. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm như: Viêm não, biến chứng vào tim, …


Bệnh chân tay miệng

Bệnh chân tay miệng

 

Để bảo vệ con khỏi bệnh chân – tay – miệng, cha mẹ cần chú ý những điều sau:

 

  • Thường xuyên rửa tay cho trẻ bằng xà phòng, nước ozone để loại bỏ vi khuẩn.

     

  •  Người chăm sóc trẻ cũng cần rửa sạch tay trước khi cho trẻ ăn và sau khi thay tã, thay bỉm, vệ sinh, …

     

  •  Cho trẻ ăn chín, uống sôi.

     

  •  Lựa chọn thực phẩm an toàn, rõ nguồn gốc.

     

  •  Sử dụng máy khử độc thực phẩm trước khi chế biến món ăn.

     

  • Sử dụng máy làm sạch không khí để loại bỏ vi khuẩn trong môi trường.

     

  •  Không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm đồ chơi.

     

  • Không cho trẻ ăn chung bát, đĩa, cốc, thìa, hay dùng chung khăn tay, khăn ăn với trẻ khác.

     

  •  Thường xuyên lau dọn và cửa

     

  • Vệ sinh các đồ dùng, đồ chơi, những vật mà trẻ động vào bằng nước  xà phòng hoặc nước ô zôn.

     

  • Tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với người bị tay- chân – miệng.

     

5.      Cảm cúm

 

Thời tiết khô, nóng vào mùa hè làm cạn kiệt các nguồn nước, tạo điều kiện để vi trùng, kí sinh trùng phát triển nhanh. Điều kiện thời tiết này còn khiến con người trở nên mệt mỏi, sức đề kháng yếu, tạo cơ hội để vi trùng tấn công và gây ra cúm.

 

Cúm là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, do các chủng virus gây ra như cúm A, cúm B và cúm C. Bệnh có thể lây nhiễm qua đường hô hấp, nước bọt hay dịch tiết khi ho, khạc, hắt hơi và dính trên các vật dụng. Khi bị cúm, người bệnh thường có những biểu hiện như sốt cao, nhức đầu, đau mỏi, suy kiệt sức lực. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như: Viên phổi, Suy hô hấp cấp, Tử vong, …. Ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng 1,5 đến 1,8 triệu ca mắc cúm.

Bệnh cảm cúm

Cảm cúm 

 

Virus gây cúm biến đổi mỗi năm nên việc phòng bệnh trở nên khó khăn hơn. Để bảo vệ sức khỏe của trẻ cũng như người thân, bạn đọc cần chú ý những điều sau:

 

  • Tiêm vắc xin phòng cúm.

     

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.

     

  •  Không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc.

     

  • Khi gia cầm trong nhà, gần khu vực ốm, chất không rõ , cần báo ngay cho cơ quan chức năng.

     

  •  Sử dụng máy làm sạch không khí để loại bỏ các loại vi khuẩn, virus trong nhà, trường học, văn phòng, …

     

  • Có chế độ ăn uống hợp lý, đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng.

     

  • Hạn chế tiếp xúc với nơi đông người.

     

  • Khi ra đường, đến nơi công cộng, cần bịt khẩu trang.
Bên cạnh những cách phòng tránh, thì mỗi chúng ta cần tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng việc cung cấp cho cơ thể đủ chất dinh dưỡng. Sử dụng những loại thực phẩm rõ nguồn gốc, ăn chín, uống sôi, rửa thực phẩm dưới vòi nước sạch để loại bỏ trứng giun sán, sục rửa thực phẩm bằng các thiết bị ozone hoặc sử dụng các máy ozone công nghiệp để sục rửa nếu như cần làm sạch khối lượng thực phẩm lớn.
Chia sẻ trên :

Bài viết khác

Bạn đã biết gì về nước nhiễm Asen chưa?

Asen - một loại chất độc hòa tan với nước, nó sẽ gây chết người hoặc gây ra nhiều bệnh nguy hiểm nếu chúng ta hằng ngày sử dụng nước nhiễm Asen. Nước nhiễm Asen là gì? Làm thế nào để loại bỏ asen ra khỏi nước uống, nước sinh hoạt hằng ngày

2020 nắng nóng kỷ lục trên toàn cầu

Tại Hà Nội, cơ quan khí tượng dự báo nắng nóng gay gắt bắt đầu từ ngày 6/5. Nền nhiệt cao nhất phổ biến trong khoảng 36-38 độ C. Trong các ngày 7-9/5, cường độ gay gắt liên tục gia tăng khiến khu vực có nắng nóng đặc biệt gay gắt. Mức nhiệt cao nhất có thể chạm ngưỡng 40 độ C.

Đánh giá mùi khó chịu dai dẳng trong tòa nhà văn phòng (Phần 2)

Sự xuất hiện của mùi trong các toà nhà văn phòng không chỉ khiến bầu không khí trở nên ngột ngạt mà còn làm suy giảm tinh thần làm việc của nhân viên. Tuy nhiên, để tìm ra nguyên nhân gây mùi và có giải pháp ngăn ngừa phù hợp lại không phải là điều dễ dàng. Các nhà khoa học tại Anh đã tiến hành một nguyên cứu nhỏ liên quan đến vấn đề này.

Điểm mặt top 10 thói quen gây lão hóa sớm

Vấn đề lão hóa da trước tuổi luôn là một trong số những vấn đề được nhiều chị em phụ nữ quan tâm nhất, và một trong số những nguyên nhân chính phải kể tới là do thói quen ăn uống, sinh hoạt, ngủ nghỉ cũng như vận động không được khoa học và hợp lý.

Tổng hợp các cách cai thuốc lá hiệu quả mà đơn giản không ngờ

Những cách cai thuốc lá hiệu quả dưới đây sẽ hỗ trợ cho quá trình từ bỏ thuốc lá của bạn

10 thực phẩm tuyệt đối không được kết hợp với nhau

Máy ozone khử độc có thể làm sạch, khử độc thực phẩm, song việc kết hợp các loại thực phẩm sao cho đúng và an toàn cũng là một vấn đề vô cùng quan trọng.

Bà bầu nên ăn gì để khỏe mạnh trong suốt thai kỳ?

Chăm sóc bà bầu đầy đủ về chế độ dinh dưỡng và sự thoải mái về tinh thần là vô cùng quan trọng. Cùng HSVN tìm hiểu những nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe của bà bầu trong suốt thai kỳ.

10 cách khử mùi tủ lạnh hiệu quả

Khử mùi hôi trong tủ lạnh là vấn đề mà nhiều bà nội trợ gặp phải. Để có thể giải quyết mùi hôi từ tủ lạnh một cách nhanh chóng, hiệu quả, bạn có thể tham khảo những mẹo sau đây.

messHợp tác zaloChat Zalo showrommShowroom callGọi ngay