Nhà sản xuất thiết bị làm sạch hàng đầu tại Việt Nam

10 căn bệnh có nguy cơ bùng phát vào năm 2018

Chia sẻ trên :
Bệnh tật luôn là nỗi lo, gánh nặng, là nỗi sợ hãi của tất cả mọi người. Mỗi năm, tại mỗi quốc gia, vùng miền khác nhau đều có thể xuất hiện các căn bệnh, có những căn bệnh nguy hiểm, bùng phát thành dịch trên phạm vi rộng lớn, cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Chính vì vậy, bản thân mỗi người cần có đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân cũng như những người xung quanh. Trong năm 2018, Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra lời cảnh báo về 10 căn bệnh hết sức nguy hiểm, đòi hỏi các quốc gia, tổ chức cũng như mọi cá nhân cần biết.

 

 

1.      Sốt xuất huyết Crimean - Congo (CCHF)

 

Trong năm 2017 vừa qua, dịch sốt xuất huyết đã hoành hành tại Việt Nam, cướp đi sinh mạng của 24 người, khiến 70.000 trường hợp phải nhập viện điều trị. Sang năm 2018, Tổ chức Y tế thế giới lo ngại căn bệnh Sốt xuất huyết Crimean - Congo (CCHF) sẽ bùng phát. Chúng không chỉ ở Việt Nam mà còn xuất hiện ở nhiều quốc gia tại châu Phi, Balkans, Trung Đông và châu Á.

 

Theo các chuyên gia y tế, Sốt xuất huyết Crimean - Congo (CCHF) do một loại virus gây ra, thường lây lan do vết cắn hoặc tiếp xúc với gia súc mắc bệnh, trong một vài trường hợp chúng cũng có thể lây lan từ người sang người qua dịch cơ thể. Trong năm 2013, căn bệnh này đã lây lan thành dịch, xuất hiện ở Iran, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Uzbekistan với 50 trường hợp được phát hiện.

Sốt xuất huyết Crimean

 

Virut gây sốt xuất huyết Crimean

Khi bị sốt xuất huyết Crimean - Congo (CCHF), thời gia ủ bệnh từ 1 đến 5 ngày và bắt đầu có biểu hiện như: Sốt, đau cơ, nhức đầu, nôn mửa, tiêu chảy và chảy máu dưới da. Một số trường hợp, người bệnh mất ổn định về tâm trạng, kích động, rối loạn tinh thần, đau thắt cổ họng, chảy máu cam, nôn mửa và ra phân đen. Gan trở nên sung và đau, suy thận cấp, sốc và hội chứng suy hô hấp cấp tính. Sau 9 đến 10 ngày có những biểu hiện trên, người bệnh dần phục hồi. Theo kết quả thống kê, có tới 30% số người bị bệnh chết vào cuối tuần thứ 2 của bệnh.

 

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, để ngăn ngừa bệnh sốt xuất huyết Crimean, cần kiểm tra nghiêm ngặt các loài động vật nuôi trước khi vận chuyển và giết mổ. Bên cạnh đó, những người thường xuyên tiếp xúc với động vật nuôi cần sử dụng các món đồ bảo hộ, gặp các bác sĩ ngay khi có biểu hiện của bệnh.

 

2.      Sốt xuất huyết Ebola (EHF)

 

Bệnh sốt xuất huyết Ebola là căn bệnh do virus Ebola gây ra ở người. Căn bệnh này bắt đầu khởi phát sau khi nhiễm virus từ 2 ngày đến 3 tuần. Những biểu hiện ban đầu của bệnh gồm có: Sốt, đau họng, đau cơ bắp, nhức đầu. Khi bệnh tiến triển cao hơn, người bệnh sẽ bị buồn nôn, nôn, tiêu chảy, suy giảm chức năng của gan và thận, một số người bị xuất huyết. Để kết luận 1 người có bị nhiễm bệnh Ebloa không cần tiến hành xét nghiệm máu để tìm kháng thể virus.

 

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến con người bị nhiễm virus Ebola, trong đó, việc tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể của độc vật bị nhiễm virus (thường là khỉ và dơi ăn trái cây) là nguyên nhân chủ yếu. Ở người, căn bệnh này cũng có thể lây truyền từ người sang người.

Sốt xuất huyết Ebola

 

Virut gây sốt xuất huyết Ebola

Hiện nay, việc điều trị bệnh Ebola được tiến hành bằng vắc xin, tuy nhiên, căn bệnh này không thể chữa khỏi hoàn toàn mà có nguy cơ tái phát trở lại. Một người đàn ông từng bị bệnh Ebola vẫn có thể truyền bệnh qua tinh dịch trong vòng 2 tháng.

 

Để phòng tránh bệnh Ebola, mỗi cá nhân cần làm vệ sinh sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng, chất sát khuẩn, không nên tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết của người và động vật (niêm dịch, mồ hôi, nước mắt). Đồng thời, nên trang bị những chiếc đèn bắt muỗi Nion trong nhà để tiêu diệt muỗi, hạn chế sự tấn công và gây bệnh của chúng. Khi phát hiện một người có những biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết Ebola, cần đưa ngay đến cơ sở y tế đồng thời cách ly để tránh sự lây nhiễm.

 

3.      Virus Marburg

 

Virus Marburg là loại siêu virus cực kỳ nguy hiểm, gây ra bệnh sốt xuất huyết ở người và động vật linh trưởng. Loại virus này có thể lây truyền khi tiếp xúc với một loài dơi ăn trái cây hoặc sang người thông qua sự giao hợp không được bảo vệ hoặc da bị hỏng. Khi nhiễm phải loại virus này, người bệnh có những biểu hiện như sốt, xuất huyết tương tự như sốt xuất huyết Ebola. Kết quả thống kê cho thấy tỉ lệ tử vong vì virus Marburg là 9/10.

 

Với mức độ nguy hiểm trên, WHO khuyến cáo người dân không nên tiếp xúc với dơi và thực hiện các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục.

 Virus Marburg

 


4.      Sốt Lassa

 

Sốt Lassa là căn bệnh thường xảy ra ở Tây Phi, do một loài virus có tên Lassa gây ra. Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 300.000 đến 500.000 người mắc bệnh trong đó có 5.000 trường hợp tử vong.

 

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, con người bị nhiễm virus Lassa là do tiếp xúc với nước tiểu hoặc phân của loài chuột Mastomys bị nhiễm bệnh. Việc lây lan giữa người sang người xảy ra bằng việc tiếp xúc trực tiếp với máu, hoặc tiểu, phân hoặc các chất dịch tiết của người đang mắc bệnh.

 

Biểu hiện của bệnh sốt Lassa thường không rõ ràng, chỉ có 20% trường hợp xuất hiện các triệu chứng như: Sốt, sưng mặt, mệt mỏi cơ bắp, viêm kết mạc, niêm mạc chảy máu, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, táo bón, viêm gan siêu vi, tăng hoặc hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, ho, tức ngực, khó thở, sưng yết hầu, viêm màng phổi, viêm não, viêm màng não, động kinh.  

Sốt Lassa

 

Sốt Lassa

Để điều trị vi rút Lassa, các bác sĩ sử dụng thuốc kháng virus Ribavirin. Hiện vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh, do đó, biện pháp ngăn ngừa tốt nhất là giữ gìn vệ sinh công cộng, không để các loài động vật gặm nhấm di chuyển vào trong nhà. Bên cạnh đó, những người từng đến Tây Phi nếu có những biểu hiện bất thường sau 21 ngày di chuyển, cần đến ngay cơ sở y tế để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.

 

5.      Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS-CoV)

 

Hội chứng hô hấp Trung Đông là căn bệnh do virus Corona gây ra, chúng tác động lên hệ hô hấp (phổi và các đường dẫn khí) dẫn đến tình trạng suy hô hấp cấp nặng. MERS có thể xảy ra với tất cả mọi người, không loại trừ lứa tuổi và giới tính khiến 30-40% số ca mắc bệnh tử vong. Việc lây lan xảy ra do sự tiếp xúc gần giữa người với người.

 

Khi bị Hội chứng Hô hấp Trung Đông, sau khi ủ bệnh từ 2 đến 14 ngày, người bệnh có những biểu hiện như: Sốt, ho, khó thở. Trong một số trường hợp, người bị bệnh MERS có triệu chứng tiêu chảy, buồn nôn, nôn. Nhiều người nhiễm MERS gặp phải những biến chứng nặng như viêm phổi, suy thận.

Hội chứng Hô hấp Trung Đông

 


Hiện nay, vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa nhiễm MERS nên bản thân mỗi cá nhân cần áp dụng ác biện pháp ngừa lây truyền sau:

 

-         Rửa tay với xà phòng, dung dịch sát khuẩn.

 

-         Che chắn mũi, miệng bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi.

 

-         Tránh chạm vào mắt, mũi, miệng khi chưa rửa tay.

 

-         Tránh tiếp xúc trực tiếp với người khác, không sử dụng chung dụng cụ ăn uống với người bệnh.

 

-         Làm sạch và khử trùng thường xuyên bề mặt và vật hay chạm vào như tay vặn cửa.

 

6.      Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS)

 

Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (Severe acute respiratory syndrome, viết tắt là SARS) được gọi tắt là Hội chứng viêm đường hô hấp cấp. Chứng bệnh này xảy ra do một loại virus rất mạnh gây ra, có khả năng phá hủy tổ chức và tế bào đường hô hấp. Đặc biệt, loại virus này có thể tồn tại từ 3 đến 4 ngày trên các vật liệu gỗ, vải, giấy, kim loại, da; từ 4 đến 5 ngày trong nước bọt và chất thải của bệnh nhân. Vào điều kiện nhiệt độ thấp, thời tiết mát và lạnh, virus SARS-CoV sinh sôi và phát triển mạnh hơn.

 

Khi virus gây bệnh xâm nhập vào trong cơ thể, chúng nhân lên ở các tế bào biểu mô của đường hô hấp, ARN của virus hòa nhập vào nhân tế bào của vật chủ, điều khiển tế bào tổng hợp những thành phần kháng nguyên, các vỏ, các enzym thích hợp sau đó ghép thành các virus mới, tấn công các tế bào khác.

 

Các bác sĩ nhận định, ổ chứa virus SARS là súc vật hoang dã. Khi bị bệnh, cả người và gia súc đều không có những triệu chứng cụ thể. Sau 7 đến 10 ngày ủ bệnh, Hội chứng viêm đường hô hấp bắt đầu khởi phát và có những biểu hiện như: Sốt cao đột ngột (trên 380C), rét run, mặt đỏ, mạch nhanh, ăn kém, đau đầu, đau mỏi các cơ, đau sau hốc mắt, có thể sưng hạch ngoại biên, tiêu chảy, ho, khó thở, … Sau 10 đến 15 ngày, các biểu hiện trên sẽ suy giảm, cơ thể người bệnh dẫn trở lại trạng thái bình thường.

10 căn bệnh có nguy cơ bùng phát vào năm 2018

 

 Có 2 con đường lây lan chính của Hội chứng hô hấp cấp tính nặng là lây qua đường hô hấp và tiếp xúc. Việc lây qua đường hô hấp xảy ra khi tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết đường hô hấp của bệnh nhân khi nói, ho, khạc. Ngoài ra, căn bệnh này còn lây lan khi dịch tiết đường hô hấp và các chất thải có chứa virus của người bệnh dính trên đồ đạc, các vật dụng trong nhà, qua tay người bệnh, …

 

Do đó, để ngăn ngừa sự xuất hiện của căn bệnh này, mỗi người cân hạn chế tiếp xúc trực tiếp với những người xung quanh, đeo khẩu trang khi ra đường, rửa tay với xà phòng và thường xuyên dọn dẹp các đồ dùng trong phòng.

 

7.      Bệnh do virus Nipah và Henipavirus

 

Bệnh do virus Nipah và Henipavirus gây ra là những căn bệnh mới xuất hiện, chúng lây lan từ động vật sang người. Căn bệnh này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1998 tại Malaysia và Singapore, sau đó xuất hiện lần 2 vào năm 2013 tại Bangladesh khiến 19 người mắc bệnh và 17 người tử vong.

 

Loại virus này dẫn đến bệnh dịch thần kinh và hô hấp ở heo rồi lây sang người. Điều đặc biệt là căn bệnh này có những biểu hiện giống như viêm não Nhật Bản khiến nhiều người nhầm lẫn và không có phương hướng can thiệp phù hợp.

 

8.      Sốt thung lũng Rift (RVF)

 

Sốt thung lũng Rift là bệnh truyền nhiễm, xảy ra với cả người và động vật. Căn bệnh này do virsus thung lũng Rift loại Phlebovirus gây ra. Loại virus này có thể sống vài tháng ở nhiệt độ 40C, trong huyết thanh đun ở 560C trong 120 phút, 6 tháng trong phenol 0,5% ở 40C.

 

Thời gian ủ bệnh ở gia súc từ 1 đến 6 ngày, và ở người là từ 2 đến 6 ngày. Khi khởi phát bệnh, người bị nhiễm virus có các biểu hiện sau: Sốt đột ngột, đau đầu, đau cơ, đau lưng, cứng cổ, sợ ánh sáng, nôn ọe. Biến chứng của bệnh thường gây hoại tử ở gan, thận, túi mật bị sưng và xuất huyết, ruột xuất huyết, đôi khi xuất hiện chứng vàng da.

 

Hiện nay chưa có thuộc đặc hiệu để điều trị bệnh sốt thung lũng Rift. Chính vì vậy, cần vệ sinh, dọn dẹp sạch sẽ môi trường sống, sử dụng đèn bắt muỗi để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh do muỗi truyền nhiễm.

 

9.      Zika

 

Rirus Zika là loại virus RNA, được truyền chủ yếu qua vết cắn của muỗi Aedes bị nhiễm. Ngoài ra, chúng cũng có thể lây truyền qua máy, từ mẹ sang con và qua đường tình dục. 

 

Sau 3 đến 12 ngày ủ bệnh, người bị nhiễm vi rút Zika có những biểu hiện như: Sốt nhẹ, mệt mỏi, mọc ban rát sẩn trên da, đau các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân, viêm xung huyết kết mạc, đau cơ, nhức đầu, đau hố mắt, suy nhược. Một số người bị đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, loét niêm mạc hoặc ngứa.

 

Ai cũng có thể bị nhiễm virus Zika nhưng đối tượng nguy hiểm nhất là phụ nữ mang thai. Khi phụ nữ mang thai bị virus Zika xâm nhập, chúng sẽ làm ảnh hưởng đến bào thai, dẫn đến tình trạng teo não. Chính vì vậy, phụ nữ mai thai cần thường xuyên cần siêu âm thường xuyên (3-4 tuần/ 1 lần) để kịp thời phát hiện bệnh, hạn chế đi đến vùng có bệnh, sử dụng các món đồ cần thiết để ngăn ngừa sự tấn công của muỗi, đảm bảo vệ sinh môi trường, loại bỏ các vật dụng đọng nước, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, …

Zika virus

 

10. Bệnh X

 

Bệnh X là căn bệnh được Tổ chức Y tế thế giới mới phát hiện. Cho đến nay, loại virus gây bệnh vẫn còn bí ẩn mà các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra. Theo khuyến cáo của WHO, bệnh X có khả năng phát triển mạnh mẽ và để lại nhiều hệ quả nghiêm trọng cho con người.

Bệnh x

 

Đúng như tên gọi của nó, bệnh X là một đại dịch nghiêm trọng, bùng phát trên phạm vi quốc tế, bùng phát bởi mầm bệnh chưa rõ nguyên nhân gây ra bệnh ở người. Bệnh X sẽ là một cái tên bí ẩn có nguy cơ lây nhiễm cao với cộng đồng.

Trên đây là 10 căn bệnh nguy hiểm, được Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo là có thể bùng phát trong năm 2018. Để bảo vệ sức khỏe của chính mình cũng như những người xung quanh, mỗi cá nhân, gia đình cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, sử dụng thiết bị lọc không khí để làm sạch môi trường và hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp với những người xung quanh bằng cách đeo khẩu trang, mặc đồ bảo hộ khi ra đường.

 

Chia sẻ trên :

Bài viết khác

Bí quyết khử mùi hôi cho ngôi nhà hiệu quả nhất

Bạn luôn cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi do ngôi nhà của bạn xuất hiện nhiều mùi hôi khó chịu, có thể là mùi hôi từ quá trình chế biến thức ăn trong khu vực nhà bếp hoặc mùi khói thuốc, mùi ẩm mốc trong phòng ngủ hoạc phong khách...Bạn muốn loại bỏ mùi này ngay lập tức? Vậy giải pháp hiệu quả này là gì? hãy cùng tìm hiểu ngay bạn nhé!

Những sai lầm trong cách chăm sóc trẻ vào mùa lạnh

Các bậc cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến sức khỏe trẻ nhỏ khi trời lạnh. Hãy cùng hsvn.com.vn giải đáp những sai lầm của cha mẹ khi chăm sóc trẻ khi trời lạnh.

HSVN Toàn Cầu thông báo tạm ngừng vận chuyển hàng hóa và bảo hành tại chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh

HSVN Toàn Cầu luôn đặt sức khỏe và sự an toàn của Quý khách hàng cũng như nhân viên ở vị trí hàng đầu. Song hành cùng sản phẩm chất lượng, chúng tôi cũng luôn nỗ lực để phục vụ Quý khách hàng nhanh nhất và tốt nhất có thể. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Sars-CoV2 trên toàn quốc nói chung và tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, hiện cơ sở 2 của HSVN Toàn Cầu (88/55 Nguyễn Văn Tăng, Long Thạnh Mỹ, Q.9, TP.Thủ Đức) đang bị phong tỏa. Thực hiện tuân thủ các hướng dẫn từ Chính Phủ và địa phương

HSVN Toàn Cầu trao tặng máy khử trùng cho bệnh viện & khu cách ly tập trung hỗ trợ công tác phòng dịch SARS COV 19 tại Hà Nội

Căn cứ vào tình hình dịch bệnh SARS-CoV 2 đang trong tình trạng căng thẳng và diễn biến ngày một phức tạp, Ban lãnh đạo công ty TNHH Phát triển công nghệ và dịch vụ HSVN Toàn Cầu lên kế hoạch hỗ trợ công tác phòng dịch cho một số bệnh viện, khu vực các ly tập trung tại Hà Nội thông qua thiết bị khử mùi & khử trùng ozone.

Cách sử dụng máy hút ẩm hiệu quả khi trời nồm

Máy hút ẩm hiện nay đang là công cụ hỗ trợ hiệu quả trong gia đình để chống ẩm khi thời tiết trở nồm vào những tháng sau Tết. Tuy nhiên để sử dụng hiệu quả máy hút ẩm thì chúng ta cần phải lưu ý một số điều để đảm bảo rằng máy hút ẩm luôn hoạt động với hiệu suất tốt

Chất thải y tế, hiểm họa lớn đối với môi trường (P1)

Chất thải y tế là gì mà nó được coi là 1 trong những hiểm họa lớn đối với môi trường? Tình hình chất thải y tế cũng như cơ chế, biện pháp xử lý như thế nào để những chất thải không ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư

Ảnh hưởng nghiêm trọng của việc hút thuốc lá đối với môi trường và sức khỏe con người

Hút thuốc lá gây ô nhiễm môi trường bằng cách thải các khí độc hại vào bầu khí quyển. Tàn thuốc lá cũng xả rác ra môi trường, và các hóa chất độc hại trong tàn dư ngấm vào đất và nước, do đó gây ô nhiễm đất và nước. Động và thực vật tiếp xúc hoặc hấp thụ các chất độc hại từ tàn dư thuốc lá cũng bị ảnh hưởng.

BIến đổi khí hậu - nguy cơ tiềm ẩn khiến não người bị teo nhỏ

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu với tình trạng não người bị teo nhỏ.

messHợp tác zaloChat Zalo showrommShowroom callGọi ngay