Khái niệm cơ bản về ô nhiễm hạt PM, PM10, PM2.5
PM là gì ? Hạt ô nhiễm PM được phân loại như thế nào và nó thâm nhập vào không khí như thế nào ?
PM là viết tắt của các hạt ô nhiễm trong không khí có kích thước vi mô, hay gọi là hạt vật chất (Particulate Matter), thuật ngữ cho một hỗn hợp của hạt rắn và giọt chất lỏng được tìm thấy trong không khí. Một số hạt phổ biến như bụi, bụi bẩn, bồ hóng, khói dễ dàng phát hiện bằng mắt thường, nhưng trong đó có hạt quá nhỏ chỉ có thể phát hiện thông qua kính hiển vi điện tử.
Hạt ô nhiễm PM bao gồm :
- PM10 : Hạt đường kính thường nhỏ hơn hoặc bằng 10 micromet.
- PM 2.5 : Hạt mịn có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 micromet (Tóc người có đường kính 70 micromet, lớn hơn 30 lần so với PM2.5).
Nguồn gốc ô nhiễm hạt
Nguồn hạt ô nhiễm có nhiều kích cỡ & hình dạng khác nhau, có thể được tạo từ hàng trăm hóa chất, hoặc từ nguồn động cơ xe, công trường xây dựng, ống khói, đám cháy,…. Hầu hết các hạt được tạo thành trong khí quyển là kết quả của các phản ứng phức tạp của một số hóa chất như sulfur dioxide và nitơ oxit, là chất gây ô nhiễm phát ra từ các nhà máy điện, công nghiệp và ô tô.
Tác dụng có hạt của hạt PM là gì ?
Các hạt vật chất siêu nhỏ hoặc giọt lỏng nhỏ đến lỗi chúng ta dễ dàng hít vào khi thở gây ra những vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng. Các hạt có đường kính nhỏ hơn 10 micromet có khả năng thâm nhập sâu vào bên trong hệ hô hấp, phổi, thậm chí chúng có thể xâm nhập vào máu của bạn.
Tiếp xúc thường xuyên với các hạt như vậy có thể làm ảnh hưởng đến cả phổi và tim của bạn. Nhiều nghiên cứu khoa học đã liên kết sự ô nhiễm các hạt với vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm :
- Chết sớm ở những người bị mắc bệnh tim hoặc phổi
- Gây ra cơn đau tim
- Nhịp tim đập bất thường
- Làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn.
- Giảm chức năng của phổi.
- Gia tăng triệu chứng hô hấp gây khó thở.
Những người bị bệnh tim hoặc phổi đặc biệt đối tượng trẻ em & người lớn tuổi bị ảnh hưởng nhất khi tiếp xúc với các hạt. Các hạt PM2.5 cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng khói mù ở các quốc gia có ngành công nghiệp phát triển mạnh.
PM2.5 được liệt vào danh sách các chất gây ô nhiễm trên toàn thế giới, nồng độ tiêu chuẩn cho phép hạt PM2.5 trong không khí vào ngưỡng 5 μg/m3. Trong trường hợp nồng độ tăng lên khoảng 12μg/m3, con người bắt đầu có các triệu chứng hô hấp, nồng độ PM2.5 đạt từ 250μg/m3 trở lên là ngưỡng cảnh báo cực kỳ nguy hiểm.
Ngoài ảnh hưởng tới sức khỏe, PM2.5 còn tác động trực tiếp tới môi trường bởi đặc tính hóa học của chúng, tác động trực tiếp đến sự lắng đọng như :
- Làm cho hồ, ao, suối, nguồn nước có tính axit.
- Thay đổi sự cân bằng dinh dưỡng ở các vùng ven biển hoặc lưu vực sông.
- Làm cạn kiệt chất dinh dưỡng trong đất
- Phá hoại rừng và cây trồng nông nghiệp.
- Ảnh hưởng trực tiếp tới sự đa dạng hệ sinh thái.
- Góp phần tạo lên mưa axit trong tự nhiên.
Hơn nữa, PM2.5 tạo ra vết bẩn, phá hủy đá và các vật liệu khác được sử dụng làm tượng đài, hoặc thiết bị ngoài trời.
Làm thế nào tôi có thể giảm tiếp xúc với PM?
Giảm tiếp xúc với các loại hạt mịn PM đảm bảo sức khỏe bản thân và người khách chúng ta cần biết được những phương pháp đơn giản loại bỏ hạt PM2.5, PM10 khỏi không gian sống.
Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài đường. Trên thực tế hầu hết các loại khẩu trang hiện nay không ngăn chặn hoàn toàn ảnh hưởng của PM, nhưng nó vẫn giảm thiểu đáng kể tác hại của chúng tới sức khỏe.
Sử dụng máy lọc không khí có màng lọc HEPA (High Efficiency Particulate Air). Màng lọc HEPA là một màng lọc được ra đời từ năm 1940 do bộ năng lượng Hoa Kỳ chế tạo, bao gồm những sợi thủy tinh siêu nhỏ 0,5 đến 2,0 micromet, sắp xếp rời rạc, có tác dụng bẫy hạt siêu vi. Trên thực tế, màng HEPA tiêu chuẩn có thể ngăn chặn loại bỏ tới 99,97% đến 99,999% các loại hạt có đường kính 0,3 micron.