Nhà sản xuất thiết bị làm sạch hàng đầu tại Việt Nam

Những lễ hội mùa xuân không nên bỏ qua vào năm Mậu Tuất 2018 (Phần 3)

Chia sẻ trên :
Từ miền Bắc cho đến miền Trung, đâu đâu cũng có những lễ hội sôi nổi, với nhiều ý nghĩa văn hóa và trò chơi đặc sắc. Tại miền Nam, không khí cũng không kém phần nổi trội, các lễ hội được tổ chức tưng bừng tại nhiều tỉnh thành khác nhau, trở thành dịp để người dân vui chơi trong những ngày đầu năm mới. Dưới đây là những lễ hội tiêu biểu nổi tiếng tại miền Nam. 

1. Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu – Bình Dương (15/1 Âm lịch)

Bà Thiên Hậu là một nhân vật có thật trong lịch sử, có tên thật là Mi Châu, vào ngày 23/3 năm 1044, sống ở Phước Kiến, Trung Quốc. Sự tích kể lại rằng, cha và 2 người anh của bà trong 1 ngày đi chở muối gặp bão lớn, bà xuất thần lấy mồm ngậm vạt áo cha còn 2 tay nắm lấy tay 2 người anh nhưng vì mẹ ép bà phải nói nên bả buông mất cha, chỉ cứu được 2 anh. Từ đó, những đi biển đều tôn thờ bà, cầu cứu khi gặp nạn ngoài biển.


Lễ hội bà chúa Thiên Hậu
Biển người trong lễ hội chùa bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu nằm tại số 4, đường Nguyễn Du, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương. Đây là nơi được nhiều người tìm đến, đặc biệt là những người làm nghề trên sông nước, trong đó có cả người Việt gốc Hoa. Lễ rước kiệu được tổ chức vào ngày 15, đoàn rước đi quanh thành phố cùng đội múa lân, mọi người đều làm lễ cúng, lễ cầu phúc, cầu lộc khi gặp đoàn rước. 

2. Lễ hội núi Bà Đen – Tây Ninh (30 tháng Chạp – 15/2 Âm lịch)

Núi Bà là một ngón núi cao, nằm giữa vùng đồng bằng Nam Bộ, cách thị xã Tây Ninh 11 km. Theo truyền thuyết, có một người con gái tên là Đênh (sau gọi là Đen) sùng đạo phật và là con của một vị quan lớn. Khi trưởng thành, cô bị ép duyên với con một vị quan khác, nàng bỏ nhà lên núi xuất gia và chết ở đó. Sau này, triều đình nhà Nguyễn cho đúc tượng đồng đen và sắc phong cho bà là “Linh Sơn Thánh Mẫu”. Cho đến nay, người ta tổ chức lễ hội để tưởng nhớ bà từ chiều 30 Tết cho đến 12/2 Âm lịch nhưng lễ hội chính diễn ra từ 15 đến 18/1 Âm lịch.


Lễ hội núi Bà Đen
Hành hương lễ hội núi Bà Đen

Lễ hội núi Bà Đen thu hút được nhiều du khách đến từ những tỉnh thành khác nhau trên khắp cả nước. Sau khi vào cúng bà Đen, du khách có thể leo lên miếu Sơn Thần để ngắm toàn cảnh hồ nước Dầu Tiếng cũng như cảm nhận được bầu không khí trong lành, sảng khoái. 

3. Lễ hội Bà Chúa Xứ - An Giang (23-27/4 Âm lịch)

Lễ hội bà Chúa Xứ còn được gọi là lễ Vía Bà, được tổ chức từ đêm ngày 23/4 đến hết ngày 27/4 Âm lịch tại miếu Bà Chúa Xứ thuộc phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Lễ Vía Bà được tổ chức trang trọng với 5 phần lễ khác nhau bao gồm: lễ tắm Bà, lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về miếu bà, lễ Túc Yết, lễ xây chầu và lễ Chánh tế.
Lễ tắm bà thực chất là việc lau bụi trên tượng, thay áo cho Bà. Y phục cũ của Bà sau khi thay ra sẽ cắt thành nhiều mảnh để phân phát cho người trẩy hội, mang đến sự may mắn, bình an.
Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà do các bô lão thực hiện. Từ lăng Thoại Ngọc Hầu, người ta rước bài vị của Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại, bà nhị phẩm Trương Thị Miệt, và bài vị Hội đồng sang Miếu Bà để tỏ lòng biết ơn người có công khai phá vùng đất hoang này.
Lễ Túc Yết, các bô lão và ban quản lý xếp thành 2 hàng đứng trước tượng và tiến hành lễ cúng. Lễ vật dâng lên gồm có: một con heo trắng (đã được cạo lông mổ bụng, chưa nấu chín), một đĩa đựng huyết có ít lông heo gọi chung là "mao huyết", một mâm xôi, một mâm trái cây, một mâm trầu cau, một đĩa gạo muối. Ông chánh bái làm lễ dâng hương, chúc tửu, hiến trà, dâng tế, sau đó thì hóa một ít giấy vàng bạc.


Lễ hội vía bà Chúa Xứ
Lễ hội vía bà Chúa Xứ

Lễ xây chầu, ông chánh dùng cành dương nhúng nước rồi vảy xung quanh trong khi đọc những lời cầu nguyện sau đó đánh ba hồi trống lớn, lễ hội bắt đầu, các vở tuồng hát được biểu diễn bao gồm: Trần Bình Trọng, Sát Thát, Lưu Kim Đính, Trưng Nữ Vương v.v...
Lễ Chánh tế: đưa sắc Thoại Ngọc hầu về Sơn Lăng
Bên cạnh phần lễ, các hoạt động khác cũng được diễn ra như múa lân, múa mâm thao, múa đĩa chén...

4. Lễ hội Nghinh Ông – Cà Mau (14-16/2 Âm lịch)

Tương truyền, cá voi là loài cá thân thiết với con người và giúp đỡ con người thoát khỏi những cơn sóng, mưa to gió lớn khi đi biển. Chính vì vậy, lễ hội Nghinh Ông được người dân Cà Mau tổ chức để tưởng nhớ công ơn của vị thần Đại tướng quân Nam Hải này. 


Lễ hội nghinh ông
Lễ nghinh ông

Lễ hội Nghinh Ông có chính lễ là ngày 15 tháng 2 Âm lịch, người dân tiến hành thỉnh lư hương lên kiệu, và tiến hành rước kiệu. Những người khiêng kiệu là 8 nữ sinh, con em ngư dân ở thị trấn sông Đốc. Đi cùng đoàn rước là đội trống lân, cờ ngũ sắc, đội binh khí: kích, kiếm, bát xà mâu; đoàn múa mâm … Trên đường rước kiệu, hàng trăm chiếc tàu đánh cá đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau đã neo đậu tại đây với cờ hoa rực rỡ. Chiếc kiệu sẽ đi liên con tàu lớn nhất, lộng lẫy nhất và đi ra biển. Đoàn tàu rước có đủ kích cỡ, công suất và kiểu dáng khác nhau tạo nên một khung cảnh đầy màu sắc sống động, tiếng sóng, tiếng động cơ gầm vang đất trời. Đặc biệt, nếu đoàn rước gặp cá Ông phun nước thì trở về ngay còn không thì sẽ đi tiếp cho đến khi cách đất liền khoảng 2 hải lý thì xin Ông về. Kiệu Nghinh Ông được đưa vào trong lăng và tiếp tục thực hiện các nghi lễ khác.

5. Lễ Hội “Chol Chnam Thmay” của người Khmer Nam Bộ

Chol Chnam Thmay là lễ tết cổ truyền của người Khmer. Người dân ở đây cho rằng, mỗi năm thiên đình sẽ cử một vị thần xuống để chăm lo cho cuộc sống và con người trong năm đó, hết năm, họ lại trở về và một vị khác sẽ đi xuống hạ giới. Chính vì vậy, người ta tổ chức lễ hội để tạm biệt vị thần cũ và chào đón vị thần mới. 


Lễ hội Chol Chnam Thmay

Lễ hội Chol Chnam Thmay được tổ chức vào giữa tháng dương lịch, kéo dàu trong 3 ngày (Nếu là năm nhuận sẽ là 4 ngày). Trong lễ hội này, mọi người sẽ cùng tụ họp để tổ chức các trò chơi như đốt đèn trời, đốt ông lói, đánh quay lửa, … hay nghe những cụ già kể cổ tích, chuyện thần thoại. Cũng giống như tết Nguyên đán của người Kinh, gia đình người Khmer quét dọn, trang trí nhà cửa, chuẩn bị đồ ăn, thức uống, … Trong mâm cỗ cúng giao thừa gồm có 5 nhánh hoa, 5 cây đèn cầy, 5 cây nhang, 5 hạt cốm và nhiều loại quả. Đặc biệt, vào mỗi ngày của đầu năm mới, người dân đều có những nghi thức khác nhau. Cụ thể như sau:
- Ngày thứ 1 (Chôl sangkran thmây) : Mọi người tắm gội, mặc quần áo đẹp và đội lễ lên chùa. Lễ vật gồm có: Nhang, đèn, hoa quả. Lễ rước Đại lịch được tiến hành quanh chính điện, việc rước có hoàn thiện hay không sẽ trở thành điềm báo cho một năm mới tốt lành hay xấu xa.
- Ngày thứ 2 (Wonbơf) : Các gia đình sẽ làm cơm dâng lên các vị sư, sãi ở chùa vào sáng sớm và trưa. Chiều đến, mọi người đắp cát thành nhiều ngọn núi nhỏ theo 8 hướng và 1 núi ở trung tâm tượng trưng cho vũ trụ nhằm cầu phúc cho con người và cầu mưa.
- Ngày thứ 3 (Lơng săk): Người dân tiếp tục dâng cơm cho các sư và nghe thuyết pháp. Đến chiều thì đốt đèn nhang, dâng lễ vật, đưa nước có ướp hương thơm đến tắm tượng Phật để tỏ lòng biết ơn đồng thời gột rửa những điều không may trong năm cũ. Sau lễ tại chùa, người dân rước các nhà sư tới nghĩa trang, thực hiện lễ cầu siêu cho linh hồn người quá cố, rồi ai về nhà nấy, làm lễ tắm tượng Phật tại nhà mình và dâng cỗ chúc phúc cho ông bà, cha mẹ, xin tha thứ những thiếu sót, lỗi lầm trong năm cũ.
Chia sẻ trên :

Bài viết khác

Những thực phẩm không nên ăn trước khi vào phòng tập

Cần lưu ý tránh dùng những thực phẩm không có lợi trước khi bước vào phòng tập để quá trình tập luyện của bạn diễn ra trọn vẹn

10 cách khử mùi tủ lạnh hiệu quả

Khử mùi hôi trong tủ lạnh là vấn đề mà nhiều bà nội trợ gặp phải. Để có thể giải quyết mùi hôi từ tủ lạnh một cách nhanh chóng, hiệu quả, bạn có thể tham khảo những mẹo sau đây.

Tăng cường sức đề kháng cho con bằng những cách đơn giản nhất

Những cách đơn giản giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ sơ sinh mà HSVN Toàn Cầu chia sẻ sau đây sẽ giúp các bậc phụ huynh tự tin chuẩn bị cho con một hệ miễn dịch khỏe mạnh nhất.

7 ý tưởng bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ

Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ là xu thế tất yếu và nhu cầu cấp thiết trong tiến trình phát triển của mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Sản xuất, kinh doanh phải bảo vệ môi trường là hình thức phát triển kinh tế bền vững theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, bằng cách sử dụng nguồn tài nguyên hợp lý, tiết kiệm và phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý ô nhiễm môi trường hiệu quả đồng thời phát triển tài nguyên tái sinh.

Triệu chứng nhận biết cơ thể bị nhiễm độc

Khi nhận thấy mình có các dấu hiệu cơ thể bị nhiễm độc thì nên đi khám kịp thời và thiết lập lại chế độ ăn uống hợp lí.

Tổng hợp các lí do khiến bạn không nên vào ở luôn trong nhà mới xây hoặc mới sửa

Nhà mới xây luôn là niềm tự hào, niềm vui của gia chủ, xong chúng ta không nên vào ở ngay trong ngôi nhà mới xây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Trong nhà mới xây hoặc mới sửa ẩn chứa rất nhiều mối nguy hại mà không phải ai trong chúng ta cũng biết. Cùng HSVN tìm hiểu về vấn đề này qua bài chia sẻ dưới đây.

Xử lý nước giếng khoan hiệu quả bằng bể lọc đơn giản

Nước giếng khoan thường chứa nhiều thành phần gây độc hại cho sức khỏe con người. Nhiều phương pháp xử lý nước giếng khoan đã được giới thiệu và áp dụng, tuy nhiên chưa phổ biến vì chi phí quá cao. Xử lý nước giếng khoan bằng bể lọc đơn giản mà hsvn.com.vn chúng tôi giới thiệu là phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất

Cách Khử trùng bằng ánh sáng UV ngăn ngừa nhiễm trùng & cải thiện an toàn cho bệnh nhân

Để đảm bảo rằng bệnh nhân có trải nghiệm tích cực trong bệnh viện. Một trong những cách có thể cải thiện trải nghiệm của bệnh nhân là thông qua các phương pháp khử trùng và làm sạch sử dụng phương pháp khử trùng bằng tia cực tím.

messHợp tác zaloChat Zalo showrommShowroom callGọi ngay