Làm gì để ngăn ngừa bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em khi chuyển mùa?
Hệ hô hấp trên bao gồm các bộ phận: Mũi, hầu, họng, xoang và cả thanh quản. Nhiệm vụ chính của các cơ quan này là lấy không khí từ môi trường, làm ẩm, sưởi ẩm, lọc không khí và đưa vào phổi. Vì hệ hô hấp trên tiếp xúc với không khí bên ngoài nên chúng rất dễ bị các yếu tố gây hại như: Bụi, khói, vi khuẩn, virus, nấm mốc, khí độc hại, … xâm hại và để lại những hệ quả khác nhau.
Các bệnh về đường hô hấp trên thường xuất hiện theo mùa, đặc biệt là vào mùa đông, khi thời tiết hanh khô và đối tượng mắc bệnh chủ yếu là trẻ em do sức đề kháng của trẻ còn yếu. Theo kết quả thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm, có hàng triệu trẻ em phải nhập viện vì bị viêm đường hô hấp trên. Ở Việt Nam, mỗi năm 1 đứa trẻ dưới 2 tuổi bị ít nhất 3 đến 5 lần đợt hắt hơi, sổ mũi, viêm họng (PGS. Nguyễn Thị Diệu Thúy, Trưởng Bộ môn Nhi, Đại học Y Hà Nội).
Khi trẻ bị bệnh viêm đường hô hấp trên, trẻ có những biểu hiện sau: Sốt cao, hắt hơi, sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi, tắc mũi, đau rát họng, ho, khàn tiếng, lạc tiếng, mệt mỏi, …
Bệnh viêm đường hô hấp trên là căn bệnh phổ biến, có mức độ lâm sàng trung bình nhưng lại có thể để lại những hệ quả nặng nề và gây ra biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là với trẻ em dưới 1 tuổi. Một trong các biến chứng nghiêm trọng của viêm đường hô hấp trên là viêm não, viêm tim, viêm cầu thận, thấp khớp cấp và tử vong do đồng nhiễm với bệnh đường hô hấp dưới. Chính vì vậy, vào thời điểm giao mùa, cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến sức khỏe của trẻ, áp dụng các giải pháp phòng ngừa cần thiết dưới đây.
1. Giữ cho trẻ một đôi tay sạch sẽ
Các loại vi khuẩn gây bệnh về đường hô hấp có thể tấn công trẻ em bằng đường miệng. Chính vì vậy, việc giữ cho trẻ đôi bàn tay sạch sẽ là điều rất cần thiết, đặc biệt là trước khi trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh hay từ ngoài trở về nhà.
Giữ gìn về sinh tay cho trẻ nhỏ
2. Sử dụng máy lọc không khí
Vi khuẩn gây bệnh có thể tồn tại ở bất kỳ đâu trong không gian và tấn công vào hệ hô hấp của con người. Do đó, để bảo vệ sức khỏe của trẻ, cha mẹ không chỉ thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, giữ cho nhà thông thoáng, sạch sẽ, mà còn cần có sự trợ giúp của máy lọc không khí. Thiết bị này giúp bạn loại bỏ đến 90% các chất gây hại trong môi trường nhờ màng lọc HEPA, than hoạt tính, màng lọc HAT, công nghệ ozone, …
Sử dụng máy lọc không khí để ngăn ngừa các căn bệnh về đường hô hấp
3. Không cho trẻ tiếp xúc với môi trường đông người
Vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là trong mùa dịch bệnh hô hấp, cha mẹ nên hạn chế việc đưa trẻ đến những nơi đông người, tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh. Nếu bắt buộc phải đưa trẻ đi, một chiếc khẩu trang là cần thiết đối với trẻ.
Hạn chế cho trẻ đến nơi đông người khi thời tiết giao mùa
4. Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ
Để phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em, việc cung cấp các loại thực phẩm giàu dường chất, đặc biệt là các chất tăng cường sức đề kháng là rất quan trọng. Mẹ có thể sử dụng linh hoạt các loại trái cây, rau củ sáng màu như cà rốt, đu đủ, xoài, đào, khoai lang, bí đỏ, cam, chanh, bưởi táo, … hay rau màu xanh đậm như súp lơ, rau dền, rau ngót, rau cải..., tỏi, nghệ, … trong bữa ăn của trẻ. Với những trẻ chưa trẻ vẫn còn bú sữa mẹ, mẹ có thể sử dụng các thực phẩm trên, các chất đề kháng sẽ đi vào cơ thể con và tăng cường hệ miễn dịch thông qua sữa mẹ.
Trên thị trường hiện nay, thực phẩm bẩn tràn lan, do đó, mẹ cần lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tại cửa hàng uy tín. Mẹ cũng nên sử dụng máy khử độc thực phẩm ozone để loại bỏ hoàn toàn các chất gây hại trước khi chế biến thành món ăn nhé.
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ
5. Cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ
Việc ngăn ngừa bệnh viêm đường hô hấp trên cho trẻ còn được áp dụng bằng việc tiêm vắc xin phòng bệnh ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Điều này không chỉ làm tăng cường sức đề kháng mà còn ngăn ngừa sự xâm hại của virus độc hại, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Mẹ có thể tham khảo các mũi tiêm sau:
- Vắc xin phòng bệnh lao: Tháng thứ 1
- Vắc xin phòng uốn ván, ho gà, viêm gan b, viêm phòng, viêm màng não do vi khuẩn Hib: Tháng thứ 2, 3,4
- Vắc xin phòng phế cầu xâm nhập: Tháng 2, 3, 4
- Vắc xin Meningococcal BC: Tháng 2, 3, 4
- Vắc xin phòng sởi, Rubella: Tháng thứ 9
- Vắc xin phòng thủy đậu: Tháng 12
- Mũi nhắc lại sởi, Rubella: Tháng 18
- Vắc xin phòng não mô cầu: Tháng thứ 24
- Vắc xin phế cầu: Tháng 24.
6. Giữ ấm cho trẻ
Vào thời điểm giao mùa, mẹ và người chăm sóc cần giữ ấm cho trẻ. Tuy nhiên, không nên để trẻ quá nóng hoặc quá lạnh để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp trên.
7. Hạn chế nằm điều hòa
Không ít các bà mẹ lạm dụng điều hòa quá mức, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng để giúp con ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, với trẻ em thì điều này không hoàn toàn có lợi. Không những trẻ không có được bầu không khí trong lành, tự nhiên mà khi điều hòa hoạt động, các loại vi khuẩn, nấm mốc tồn tại trong thiết bị còn có cơ hội phát tán ra ngoài và tấn công trẻ. Đôi khi, cha mẹ còn tự quyết định nhiệt độ mà không để ý đến nhiệt độ mà trẻ muốn, điều này có thể khiến trẻ bị quá nóng hoặc quá lạnh, khô mũi và dễ dẫn đến sốc nhiệt khi ra ngoài môi trường tự nhiên.
Hạn chế cho trẻ nhỏ nằm trong phòng điều hòa
Bài viết trên gửi tới các mẹ cách ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp ở trẻ em vào thời điểm giao mùa. Hi vọng rằng, những thông tin trên sẽ giúp mẹ chăm sóc con tốt hơn, để con có thể khỏe mạnh và phát triển toàn diện nhất.