Nhà sản xuất thiết bị làm sạch hàng đầu tại Việt Nam

Tác hại khi ăn thực phẩm có chứa thuốc kích thích và thuốc bảo quản

Chia sẻ trên :
Tình trạng thực phẩm bẩn đang là nỗi bức xúc lớn của mọi người trong xã hội. Người tiêu dùng băn khoăn về tình trạng thực phẩm có được tiêm thuốc bảo quản, thuốc kích thích tăng trưởng cũng như lo ngài về lượng dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau củ. Các hóa chất độc hại này có trong thực phẩm sẽ gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng mà người tiêu dùng cần nắm rõ để tránh xa những loại thực phẩm không rõ lai lịch, nguồn gốc.
 
Các chất độc hại còn tồn đọng trong thực phẩm như thuốc trừ sâu, chất kích thích, chất bảo quản, ... nếu nhẹ sẽ dẫn đến những triệu chứng buồn nôn, đau bụng, đi ngoài; còn nặng hơn sẽ đe dọa sức khỏe con người. Cần nắm rõ những tác hại nghiêm trọng dưới đây để phòng tránh và xử lý kịp thời.

1. Gây ngộ độc thực phẩm

Tác hại khi ăn thực phẩm có chứa thuốc kích thích và thuốc bảo quản
Ngộ độc do thực phẩm chứa chất kích thích, chất bảo quản là biểu hiện nhẹ nhất trong những tác hại mà chúng mang lại. Người bệnh có các triệu chứng: kích ứng da, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tổn thương hệ thần kinh, ... Với những biểu hiện nhẹ có thể chữa trị ngay tại nhà, còn đối với biểu hiện nặng cần đưa người bệnh đến gặp bác sĩ hoặc các cơ sở ý tế gần nhất để điều trị kịp thời.

2. Gây vô sinh, dị tật

Tác hại khi ăn thực phẩm có chứa thuốc kích thích và thuốc bảo quản
Khi ăn phải các loại thực phẩm chứa hóa chất độc hại sẽ làm rối loạn thậm chí phá vỡ nội tiết, hệ thống sinh sản dẫn đến vô sinh. Đối với phụ nữ đàng mang thai có thể khiến đẻ non, thai chết lưu, dị dạng thai nhi, dị tật bẩm sinh, phát triển giới tính không đầy đủ, ... Vì vậy, đối với bà bầu và trẻ sơ sinh, trẻ con cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống và chất lượng thực phẩm.

3. Gây tổn thương hệ thần kinh

Các hóa chất độc hại chứa trong thực phẩm có tác động xấu tới hệ thần kinh, đặc biệt trẻ nhỏ khi chức nưng của não bộ chưa hoàn thiện. Đặc biệt là đối với các loại hoa quả tươi, ăn ngay không qua chế biến thì nguy cơ nạp các chất độc vào cơ thể càng cao. Vì thế, việc khử độc rau quả là rất cần thiết.

4. Gây ung thư

Tác hại khi ăn thực phẩm có chứa thuốc kích thích và thuốc bảo quản
Khi ăn các thực phẩm chứa hóa chất, các chất độc hại này sẽ chưa phát bệnh ngay mà tích tụ trong cơ thể, ngấm vào các cơ quan bộ phận, làm suy giảm hệ miễn dịch của con người, gây đột biến tế bào dẫn tới mắc bệnh ung thư. Một số bệnh ung thư thường gặp có liên quan đến tác hại của thực phẩm bẩn như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư gan, thận, phổi,...
 
Tình trạng thực phẩm không rõ nguồn gốc ngày càng xuất hiện tràn lan trên thị trường và còn công khai buôn bán trên mạng xã hội, để bảo vệ sức khỏe của gia đình mình, mỗi người nên tự chủ động nhận thức và có những hành vi mua sắm đúng đắn.
Chia sẻ trên :

Bài viết khác

Bí quyết bảo quản thực phẩm tươi sống an toàn đúng cách

Việc bảo quản thực phẩm đúng cách giúp tiết kiệm được chi phí và bảo đảm sức khỏe.

6 bí quyết phòng ngộ độc thực phẩm tốt nhất

Ngộ độc thực phẩm là kết quả của việc ăn phải những loại đồ ăn bị ô nhiễm không đảm bảo an toàn thực phẩm qua đó gây hại cho sức khỏe. Bởi vậy, việc nắm bắt những bí quyết giúp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm là hết sức cần thiết và quan trọng.

Đèn LED cực tím chứng minh hiệu quả trong việc loại bỏ coronavirus khỏi các bề mặt và có thể là không khí và nước

Tia UV-C được chứng minh là có khả năng làm bất hoạt Virus COVID-19. Kết quả này mở ra hướng mới cho nhân loại trong việc ngăn chặn, giảm thiểu các hệ quả và ngăn ngừa loại virus mới này.

BIến đổi khí hậu - nguy cơ tiềm ẩn khiến não người bị teo nhỏ

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu với tình trạng não người bị teo nhỏ.

Bạn có biết: "Hội chứng toà nhà ốm yếu" là gì?

"Hội chứng toà nhà ốm yếu" là tên gọi của hội chứng mà tất cả mọi người làm việc trong cùng một toà nhà có các biểu hiện về bệnh giống nhau nhưng các hội chứng này chỉ xuất hiện khi họ đến toà nhà đó, chúng không xuất hiện tại các không gian khác.

Ảnh hưởng của các phương pháp khử trùng đến đặc điểm bề mặt và sự hình thành màng sinh học trên zirconia in vitro (Phần 1)

Zirconia gốm là một vật liệu thường dùng cho nha khoa bởi chúng có màu sắc giống răng và độ dẻo dai cao. Mục đích của nghiên cứu là kiểm tra tác động của các phương pháp khử trùng trên các đặc điểm bề mặt của zirconia.

Khử trùng bằng tia cực tím

Tia UV có bước sóng từ 200 đến 300 nanomet có khả năng bất hoạt vi sinh vật, chẳng hạn như vi khuẩn, vi rút và động vật nguyên sinh. Khả năng này đã cho phép sử dụng rộng rãi tia UV để khử trùng nước thải và nước uống mà không gây hại cho môi trường.

Lời khuyên của chuyên gia về việc phòng chống ngộ độc thực phẩm

Để phòng chống ngộ độc thực phẩm thì ngoài việc lựa chọn, xử lý, khử độc thực phẩm đúng cách thì trang bị những kiến thức về thực phẩm là vô cùng cần thiết

messHợp tác zaloChat Zalo showrommShowroom callGọi ngay