Nhà sản xuất thiết bị làm sạch hàng đầu tại Việt Nam

5 Món ăn thanh nhiệt, bổ dưỡng cho trẻ vào mùa hè (Phần 1)

Chia sẻ trên :
Nắng nóng vào mùa hè không chỉ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, thường xuyên quấy khóc, mệt mỏi, biếng ăn, … khiến hệ miễn dịch bị suy giảm, tạo điều kiện để các tác nhân gây bệnh tấn công. Để giảm thiểu tình trạng này, giúp trẻ được thoải mái, khỏe mạnh, mẹ có thể cho bé ăn những món ăn ngon, thanh mát và đầy đủ dưỡng chất. Bài viết dưới đây gợi ý 7 món ăn có công dụng như trên mà mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà, lại không tốn quá nhiều thời gian. Cùng tìm hiểu nhé.


Món ăn giải nhiệt ngày hè cho trẻ

 

 

Chè

 

Một cốc chè mát lạnh, thơm dịu kèm với vị ngọt chắc chắn sẽ được các bạn nhỏ yêu mến, và thích thú. Mẹ vừa có thể bổ sung thêm dinh dưỡng cho trẻ, lại giúp con thanh lọc cơ thể và cảm thấy dễ chịu. Còn gì tuyệt vời hơn. Dưới đây là một số món chè mà mẹ có thể tham khảo nhé.

 

1.      Chè hạt đác

 

Nguyên liệu:

 

-         Hạt đác

 

-         Đường

 

-         Đường thốt nốt

 

-         Gừng tươi

 

-         Siro (Bạc hà, mít, dâu tùy thích).

chè hạt đác

 


Thực hiện:

 

Bước 1: Rửa sạch hạt đác, để ráo sau đó chia thành 4 phần, ướp với đường cát, siro rồi để 30 phủ cho các hạt ngấm vị.

 

Bước 2: Cho các phần hạt đác lên chảo và sên đến khi chúng keo lại

 

Bước 3: Hòa tan đường thốt nốt với nước đun sôi rồi cho thêm gừng tươi thái sợi vào, để nguội.

 

Bước 4: Cho hạt đác ra đĩa, rưới nước đường lên, cho thêm đá và thưởng thức.



2.      Chè bưởi

 

Nguyên liệu:

 

-         Bưởi tươi

 

-         Bột năng

 

-         Đường

 

-         Muối

 

-         Đậu xanh không vỏ

 

-         Muối

 

-         Lá nếp hoặc lá dừa

 

-         Tinh dầu bưởi

 

-         Nước cốt dừa.

chè bưởi

 

Thực hiện:

 

-         Bước 1: Gọt bưởi, lấy phần cùi trắng, thái thành miếng vừa ăn

 

-         Bước 2: Cho cùi bởi vào bát tô, thêm muối, nước lạnh rồi bóp đều cho bưởi hết đắng.

 

-         Bước 3: Nấu 1 lít nước sôi rồi cho cùi bưởi vào luộc sơ trong 3 phút, tắt bếp, rồi đổ ra rổ.

 

-         Bước 4: Vắt kiệt cùi bưởi, rồi cho vào âu. Thêm đường và trộn đều với cùi bưởi, để từ 30 đến 40 phút cho ngấm vị ngọt.

 

-         Bước 5: Cho bột năng vào trộn cùng cùi bưởi.

 

-         Bước 6: Đun một nồi nước sôi, thả cùi bưởi đã trộn bột năng vào luộc. Khi thấy cùi bưởi nổi lên thì vớt ra, cho vào 1 âu nước lạnh và chờ vai phút để cùi được giòn.

 

-         Bước 7: Đậu xanh vo vỏ, ngâm qua đêm

 

-         Bước 8: Cho đậu xanh vào nồi, hấp chín

 

-         Bước 9: Cho nước lạnh, đường, lá nếp vào nồi và đun cho đến khi sôi. Sau 5 đến 7 phút thì vớt ra, từ từ đổ hỗn hợp bột năng vào, khuấy đều.

 

-         Bước 10: Cho đậu xanh đã hấp, cùi bưởi và muối vào nồi rồi khuấy đều trong 3 phút. Tắt bếp và cho thêm nước hoa bưởi vào đảo nhẹ.

 

-         Bước 11: Cho nước cốt dừa, đường, muối vào nồi, nắc lên bếp cho đến khi nước sôi thì cho bột năng vào khuấy cùng. Khi thấy bột sánh lại thì tắt bếp.

 

-         Bước 12: Múc chè bưởi ra ly, cho thêm nước cốt dừa, đá bào và dừa non lên trên.

 

3.      Chè trái cây

 

Nguyên liệu:

 

-         Thanh long ruột đỏ

 

-         Mãng cầu xiêm

 

-         Mít

 

-         Dứa

 

-         Đường phèn.

Chè trái cây

 


Thực hiện:

 

-         Bước 1: Thanh long, mãng cầu, mít bóc vỏ rồi tách hạt, cắt thành những miếng nhỏ vừa ăn.

 

-         Bước 2: Cho nước, đường phèn và lá dứa vào nồi rồi đun cho đến khi đường tan hết.

 

-         Bước 3: Thêm mãng cầu xiêm, mít lần lượt vào nồi nước đang sôi

 

-         Bước 4: Cho thanh long vào sau cùng, trộn đều rồi tắt bếp

 

4.      Chè khoai lang

 

Nguyên liệu:

 

-         Khoai lang ruột tím

 

-         Khoai lang ruột vàng

 

-         Bột năng

 

-         Đường

 

-         Nước cốt dừa

 

-         Bột báng

 

-         Bột năng

 

-         Ngô ngọt

 

-         Nho khô

 

-         Nước sôi nóng già.

Chè khoai lang

 


Thực hiện:

 

-         Bước 1: Khoai lang rửa sạch, bỏ vỏ, cắt thành khoanh rồi hấp chín

 

-         Bước 2: Một phần khoai lang đã hấp đem cắt thành hạt lựu rồi xóc qua với bột năng. Đun nước sôi rồi cho khoai lang vào đun sôi, vớt ra bát nước đá.

 

-         Bước 3: Phần khoai lang đã hấp còn lại, đem thành bột mịn rồi rây qua để loại bỏ xơ

 

-         Bước 4: Đổ bột năng vào từng loại khoai rồi nhào kỹ để được khối bột mịn

 

-         Bước 5: Chia bột thành những phần nhỏ rồi vo thành những viên khoai tròn

 

-         Bước 6: Đun 1 nồi nước sôi, thả lần lượt các viên khoai vào và luộc. Sau khi khoai nổi hết lên mặt nước thì vớt ra và cho vào 1 âu nước đá

 

-         Bước 7: Cho bột năng vào bát rồi đổ nước sôi vào, nhào cho đến khi bột dẻo mịn, tròn thành một khối.

 

-         Bước 8: Ngô ngọt tách hạt nhỏ

 

-         Bước 9: Vê bột năng thành từng viên nhỏ rồi cho hạt ngô, hạt nho vào giữa thành các hạt trân châu

 

-         Bước 10: Bột báng đổ vào nồi đun sôi cho đến khi chuyển màu thì đổ ra bát nước lọc, ngâm cho chúng không dính vào nhau.

 

-         Bước 11: Đổ nước cốt dừa cùng nước vào nồi, cho đường vào khuấy đều và đun sôi. Từ từ cho bột năng vào nồi, vừa đổ vừa khuấy cho đến khi hỗn hợp sánh lại.

 

-         Bước 12: Đổ bột báng, trân châu vào nồi nước cốt và để nguội

 

-         Bước 13: Múc chè ra từng bát nhỏ, cho thêm khoai, đá bào, dừa nạo vào để làm tăng thêm hương vị

 

5.      Chè ngô hạt sen

 

Nguyên liệu:

 

-         Ngô ngọt

 

-         Hạt sen

 

-         Đường

 

-         Lạc rang

 

-         Dừa nạo

 

-         Vani

 

-         Lá nếp

 

-         Nước cốt dừa

 

-         Bột năng.

Chè ngô hạt sen

 

Thực hiện:

 

-         Bước 1: Cho hạt sen vào nước, ngâm khoảng 2 đến 3 giờ cho mềm

 

-         Bước 2: Cho hạt sen vào nồi, đổ nước và luộc sơ. Bỏ phần nước đó đi, thêm nước sạch vào rồi hầm mềm

 

-         Bước 3: Ngô đem tách hạt, rửa sạch

 

-         Bước 4: Cho ngô vào nồi, đun nhỏ lửa cho đến khi chín thì đổ phần hạt sen vào cùng, thêm đường và đun cho đến khi đường tan.

 

-         Bước 5: Hòa bột năng với nước rồi đổ từ từ vào nồi chè. Vừa đổ vừa khuấy cho đến khi chè sánh lại

 

-         Bước 6: Cho chè ra bát, thêm nước cốt dừa, dừa nạo, lạc rang, đá bào và thưởng thức.

 

6.      Chè hạt sen nấu thanh long đỏ

 

Nguyên liệu:

 

-         Hạt sen tươi

 

-         Thanh long ruột đỏ

 

-         Đường phèn

 

-         Đường cát

 

-         Lá dứa tươi.

Chè hạt sen thanh long đỏ

 


Thực hiện:

 

-         Bước 1: Hạt sen lấy tim ra, rửa sạch và để ráo

 

-         Bước 2: Lá dứa rửa sạch, cho vào nồi, đổ nước và hầm cùng hạt sen

 

-         Bước 3: Thanh long bỏ vỏ, cắt thành các miếng nhỏ rồi ướp với đường

 

-         Bước 4: Khi hạt sen chín mềm, cho đường phèn và thanh long đã ướp vào nấu cùng cho đến khi đường vừa kịp tan thì tắt bếp.

 

Thạch

 

Ngoài chè, thạch cũng là một trong những món ăn vặt được cả người lớn và trẻ em yêu thích. Thức quà này không chỉ có vị mát, thơm mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như: Tốt cho da, ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa, duy trì cân nặng, tăng cường hệ miễn dịch, tóc khỏe, giảm cholesterol xấu, giảm stress, rối loạn da, đặc biệt là tốt cho người bị viêm khớp.

Chính vì vậy, chẳng có lí do nào mùa chúng ta không ăn thạch vào mùa hè. Tuy nhiên, các mẹ không nên cho trẻ ăn thạch đã được chế biến sẵn ở ngoài nhé vì chúng có thể không đảm bảo vệ sinh hoặc nguồn gốc nguyên liệu không rõ ràng. Thay vào đó, hãy tranh thủ những ngày cuối tuần để làm những cốc thạch thơm mát và cùng cả gia đình thưởng thức nhé.

 

Dưới đây là một số loại thành mà bạn có thể tham khảo

 

1.      Thạch dừa

 

Nguyên liệu:

 

-         Dừa bánh tẻ

 

-         Thạch rau câu

 

-         Đường.

Thạch dừa

 


Thực hiện:

 

-         Bước 1: Dừa gọt vỏ ngoài, cắt phần nắp để lấy nước và nạo hết cùi bên trong.

 

-         Bước 2: Cùi dừa đem nạo rồi cho vào máy say sinh tố say nhuyễn, vắt lấy nước cốt.

 

-         Bước 3: Cho nước dừa, nước cốt dừa vừa vắt vào nồi, đổ thêm thạch rau câu, khuấy đều và đặt lên bếp, đun sôi.

 

-         Bước 3: Chuẩn bị những chiếc cốc nhỏ, đổ thạch rau câu vừa đun vào và chờ đến khi đông lại thì cho vào tủ lạnh và ăn dần.

 

2.      Thạch xoài

 

Nguyên liệu:

 

-         Xoài

 

-         Thạch rau câu vị xoài

 

-         Bột năng.

Thạch xoài

 


Thực hiện:

 

-         Bước 1: Hòa bột cau câu, bột năng với nước lọc rồi đun sôi, đổ vào khuôn.

 

-         Bước 2: Xoài gọt vỏ, cắt thành miếng nhỏ rồi xếp vào từng cốc thạch

 

-         Bước 3: Chờ thạch nguội, xếp vào tủ lạnh dùng dần.

 

3.      Thạch hoa quả

 

Nguyên liệu:

 

-         Bột thạch vị hoa quả

 

-         Nước ép táo

 

-         Trái cây tươi

 

-         Đường.

Thạch hoa quả

 


Thực hiện:

 

-         Bước 1: Hoa quả đem rửa sạch, lau khô và cắt thành từng miếng vừa ăn, cho vào khuôn.

 

-         Bước 2: Cho đường, bột thạch vào một chiếc bát nhỏ

 

-         Bước 3: Đổ nước ép táo vào nồi, đun sôi rồi cho thêm đường, bột thạch vào cùng. Khuấy tan cho đến khi sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp, tiếp tục khuất cho đến khi hết bong bóng.

 

-         Bước 4: Đổ nước thạch vào khuấy trái cây, đợi đến khi nguội thì cho vào tủ lạnh.
Trên đây là những món ăn giải nhiệt mùa hè rất hiệu quả, đặc biệt hơn là giải nhiệt cho trẻ em. Các món ăn với nguyên liệu chủ yếu là hoa quả tươi, do đó trước khi chế biến các bậc phụ huynh cần chú ý sơ chế kĩ càng: rửa hoa quả dưới vòi nước sạch, sử dụng các thiết bị máy ozone để khử độc thực phẩm trước khi sử dụng. 

 

Chia sẻ trên :

Bài viết khác

Những loại thực phẩm phòng ngừa táo bón

Bệnh táo bón gây khó chịu và nhiều đau đớn cho người mắc phải. Để phòng ngừa táo bón, chúng ta có thể sử dụng các loại thực phẩm dễ tìm sau đây.

Tổng hợp các lí do khiến bạn không nên vào ở luôn trong nhà mới xây hoặc mới sửa

Nhà mới xây luôn là niềm tự hào, niềm vui của gia chủ, xong chúng ta không nên vào ở ngay trong ngôi nhà mới xây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Trong nhà mới xây hoặc mới sửa ẩn chứa rất nhiều mối nguy hại mà không phải ai trong chúng ta cũng biết. Cùng HSVN tìm hiểu về vấn đề này qua bài chia sẻ dưới đây.

Khắc phục những hạn chế của quá trình lên men các chất hữu cơ bằng công nghệ siêu âm

Sự phân hủy kỵ khí tăng cường với sản lượng khí sinh học tăng lên và hàm lượng khí mêtan cao hơn khi sử dụng thiết bị tạo sóng siêu âm

9 Loại Trái Cây Ít Đường Dành Cho Người Béo Phì Và Tiểu Đường

Béo phì và tiểu đường là những căn bệnh cần một chế độ ăn uống rất khắt khe. Sau đây là 9 loại thực phẩm bổ dưỡng dành cho bệnh nhân tiểu đường và béo phì.

Cách Khử trùng bằng ánh sáng UV ngăn ngừa nhiễm trùng & cải thiện an toàn cho bệnh nhân

Để đảm bảo rằng bệnh nhân có trải nghiệm tích cực trong bệnh viện. Một trong những cách có thể cải thiện trải nghiệm của bệnh nhân là thông qua các phương pháp khử trùng và làm sạch sử dụng phương pháp khử trùng bằng tia cực tím.

Bạn đã biết hết những công dụng tuyệt vời của quả dưa chuột hay chưa?

Những món ăn ngon từ dưa chuột luôn hấp dẫn chúng ta vào mùa hè nóng bức. Cùng HSVN Toàn Cầu tìm hiểu về những lợi ích tuyệt vời của loại thực phẩm này nhé.

10 cách xử lý mùi hôi nhà vệ sinh chung cư, để thơm tho hơn

Với không gian kín, hầu hết các nhà chung cư đều phải đối mặt với mùi hôi, đặc biệt là trong nhà vệ sinh. Việc xử lý mùi nhà vệ sinh chung cư trở nên đơn giản hơn với thiết bị ozone của Dr.Ozone. Khách hàng có thể kết hợp với máy phun tinh dầu, trồng các loại cây tinh dầu để tăng hiệu quả xử lý mùi.

5 nguồn tạo ra mùi hôi trong phòng vệ sinh công cộng và cách loại bỏ chúng

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến nhà vệ sinh công cộng có mùi hôi nhưng lý do chính vẫn là do các vi khuẩn có trong bồn cầu, sàn nhà. Đôi khi việc đường ống dẫn nước bị rò rỉ, nắp bồn cầu bị hở cũng góp phần khiến tình trạng mùi thêm nồng nặc.

messHợp tác zaloChat Zalo showrommShowroom callGọi ngay