Những thực phẩm dễ gây ngộ độc cần tránh xa
Chia sẻ trên :
Ngộ độc thực phẩm có 2 dạng là chất độc hóa học như thuốc trừ sâu, chất bảo quản, ... có trong thực phẩm và các độc tố tự nhiên của thực phẩm. Đối với những loại thực phẩm chứa chất độc tự nhiên cần lưu ý tránh xa, không nên chế biến hay sử dụng chúng để tránh gây ngộ độc cho mình và người thân.
Trong đậu xanh chứa các chất saponin và lectins là các chất gây kích thích mạnh đối với hệ tiêu hóa của con người. Khi vào cơ thể chúng sẽ dẫn đến các hiện tượng viêm xuất huyết, các tế bào máu đỏ bị loại bỏ. Vì vậy ăn đậu xanh chưa nấu chính rất dễ bị ngộ độc.
Bí ngô là loại thực phẩm chứa hàm lượng đường cao, nên trong quá trình lưu trữ lâu dài, bên trong quả bí sẽ xảy ra hiện tượng hô hấp kỵ khí khiến lên men và biến chất. Nếu ăn phải thực phẩm đã biến chất sẽ rất nguy hại cho sức khỏe.
Trong mộc nhĩ tươi có chứa chất nhạy cảm với ánh sáng. Nên khi ăn mộc nhĩ tươi, chúng ta sẽ rất dễ bị viêm da, xảy ra triệu chứng ngứa, mẩn đỏ, đau nhức, thậm chí phù nề thanh quản dẫn đến tình trạng khó thở. Thế nên cách chế biến mộc nhĩ tốt nhất là chỉ nên sử dụng mộc nhĩ khô, phải ngâm trong nước thì mới an toàn được.
1. Khoai tây mọc mầm
Để khoai tây lâu trong điều kiện ẩm sẽ dễ dẫn đến hiện tượng khoai tây mọc mầm, khi đó chất độc solamine sẽ được sinh ra kích thích niêm mạc dạ dày, tác động đến hệ thần kinh trung ương. Ăn khoai tây mọc mầm có nguy cơ bị đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy thậm chí suy hô hấp.
2. Cà chua xanh
Cũng giống như khoai tây mọc mầm cà chua xanh cũng chứa chất độc solamine. Khi ăn phải sẽ có cảm giác đắng chát, sau vài giờ có thể xuất hiện những triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, ... đặc biệt càng ăn sống cà chua xanh càng nguy hiểm.
3. Đậu xanh chưa nấu chín
Trong đậu xanh chứa các chất saponin và lectins là các chất gây kích thích mạnh đối với hệ tiêu hóa của con người. Khi vào cơ thể chúng sẽ dẫn đến các hiện tượng viêm xuất huyết, các tế bào máu đỏ bị loại bỏ. Vì vậy ăn đậu xanh chưa nấu chính rất dễ bị ngộ độc.
4. Bí ngô già để lâu
Bí ngô là loại thực phẩm chứa hàm lượng đường cao, nên trong quá trình lưu trữ lâu dài, bên trong quả bí sẽ xảy ra hiện tượng hô hấp kỵ khí khiến lên men và biến chất. Nếu ăn phải thực phẩm đã biến chất sẽ rất nguy hại cho sức khỏe.
5. Mộc nhĩ tươi
Trong mộc nhĩ tươi có chứa chất nhạy cảm với ánh sáng. Nên khi ăn mộc nhĩ tươi, chúng ta sẽ rất dễ bị viêm da, xảy ra triệu chứng ngứa, mẩn đỏ, đau nhức, thậm chí phù nề thanh quản dẫn đến tình trạng khó thở. Thế nên cách chế biến mộc nhĩ tốt nhất là chỉ nên sử dụng mộc nhĩ khô, phải ngâm trong nước thì mới an toàn được.
6. Rau cải nấu qua đêm
Rau cải là loại thực phẩm chứa nhiều nitrat. Nếu đã qua đêm cùng với sự xâm nhập của vi khuẩn, muối nitrat trong rau sẽ bị chuyển hóa thành muối nitrit, đi vào cơ thể sẽ làm các cơ quan trong cơ thể thiếu oxy, xảy ra các tình trạng ngộ độc, đau đầu, nôn mửa, tiêu chảy thậm chí có nguy cơ dẫn đến ung thư ruột.
Những thực phẩm dễ bị ngộ độc này rất quen thuộc đối với chúng ta, nhưng nếu không chú ý hay không có kiến thức thì rất dễ gây ngộ độc và nguy hại cho tính mạng nên phải đặc biệt chú ý.
Chia sẻ trên :