Nhà sản xuất thiết bị làm sạch hàng đầu tại Việt Nam

Chất thải y tế, hiểm họa lớn đối với môi trường (P1)

Chia sẻ trên :

1. Tình hình chất thải y tế tại Việt Nam

Mỗi ngày, môi trường của chúng ta phải tiếp nhận hằng trăm tấn rác thải y tế từ tất cả các bệnh viện trong cả nước thải ra. Nếu không khống chế được lượng rác thải cùng với cách xử lý thì rác thải y tế chính là 1 hiểm họa lớn đối với môi trường. Chúng sẽ là nguồn gây bệnh đe dọa trực tiếp tới đời sống của cộng đồng dân cư.

Chat thai y te anh huong lon den moi truong
Hằng ngày có vô vàn chất thải y tế được đẩy ra môi trường
 
Ở Việt Nam, mỗi ngày có 120 nghìn m3 nước thải y tế được thải ra và có 350 - 400 tấn chất thải y tế, trong đó có 42 tấn chất thải y tế độc hại cần được xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường. Việc nhiều bệnh viện xả nước thải trực tiếp ra môi trường khiến cho nhiều người dân sống trong các khu vực lân cận rất bức xúc vì nó gây ô nhiễm đển nguồn nước măt - nguồn nước sinh hoạt của nhân dân. Thậm chí, nhiều nơi ứ đọng, thẩm thấu còn ảnh hưởng đến cả mạch nước ngầm. Hằng ngày các bệnh viện xả đến hàng triệu mét khối nước thải ra môi trường, một phần trong số đó mang theo mầm bệnh hòa vào dòng chảy mương, máng, sông ngòi qua các khu dân cư.
 
Hầu hết nước thải của một số bệnh viện ô nhiễm nặng vượt quá nhiều lần tiêu chuẩn cho phép: 82,54% tụ cầu vàng, 15% trực khuẩn mủ xanh, 52% E.coli… Chúng có hàm lượng vi sinh cao gấp 1.000 lần cho phép với nhiều loại vi khuẩn nấm, ký sinh trùng, virut bại liệt, virus uốn ván và các vi khuẩn tả gây ra bệnh đường tiêu hóa… mà khi hòa vào nước thải sinh hoạt, sẽ bị phát tán, có khả năng xâm nhập các loại thủy sản, vật nuôi, nhất là rau thủy canh và trở lại với con người. Việc tiếp xúc gần với nguồn ô nhiễm còn làm nảy sinh nguy cơ ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác cho con người.
 
Trong khi đó, hầu hết các cơ sở y tế không quan tâm đúng mức đến việc xử lý chất thải y tế. Trong số 1.263 bệnh viện, có 53,4% bệnh viện có công trình xử lý nước thải, 46,6% hầu như không có hệ thống xử lý nước thải. Đối với chất thải rắn, 90% bệnh viện thu gom hàng ngày, 67% bệnh viện xử lý bằng lò đốt, than bùn hoặc công nghệ đốt khác, 32,2% xử lý bằng lò thủ công hoặc chôn lấp trong bệnh viện

2. Chất thải y tế là gì?

Chất thải y tế là chất thải từ các hoạt động trong bệnh viện như khám chữa bệnh, chăm sóc và xét nghiệm, nghiên cứu, sinh hoạt của bệnh nhân và các y bác sĩ.

Phan loai chat thai y te
Phân loại chất thải y tế ngay tư khâu sử dụng ban đầu
 
Chất thải y tế được phân chia làm 5 loại khác nhau như chất thải thông thường, chất thải y tế, chất thải hóa học, chất thải phóng xạ và các vật chứa có áp suất.

* Chất thải thông thường bao gồm các hộp các tông, giấy, thức ăn, chai nhựa, lọ thủy tinh.

* Chất thải y tế lại bao gồm 5 nhóm đó là chất thải gây lây nhiễm, nhóm chất thải là các vật sắc nhọn, chất thải y tế từ phòng thí nghiệm, chất thải dược phẩm và chất thải bệnh phẩm. 
  • Nhóm chất thải gây lây nhiễm gồm băng gạc, bông bẩn, đồ băng bó, quần áo, găng tay, tất cả các vật tư hay thiết bị tiếp xúc với máu và chất thải, dịch tiết của người bệnh. 
  • Nhóm các vật sắc nhọn gồm xy lanh, kim tiêm, dao, kéo dùng hỗ trợ trong việc mổ, thủy tinh vỡ, ống hút, lưỡi dao và các vật dụng khác có đầu nhọn hoặc cạnh sắc hay vật dụng dễ vỡ trong quá trình vận chuyển và tạo thành đầu nhọn, cạnh sắc hoặc đã qua sử dụng nhưng chúng có thể cắt hoặc đâm thủng. 
  • Nhóm chất thải y tế từ phòng thí nghiệm gồm găng tay, ống nghiệm, các vật cấy, cất giữ các chất gây bệnh, túi máu và các chất thải khác từ phòng thí nghiệm để nghiên cứu bệnh tật, huyết học, truyền máu, vi sinh học, nghiên cứu mô học... 
  • Nhóm chất thải dược phẩm gồm thuốc quá hạn sử dụng hoàn trả lại, thuốc phòng bệnh, thuốc bị đổ hoặc hư hỏng hay phải bỏ đi vì không cần giữ các chất trị xạ. 
  • Nhóm chất thải bệnh phẩm gồm mô người có thể bị nhiễm bệnh hay không nhiễm bệnh, nội tạng, các chi, các bộ phận cơ thể người, nhau thai và các thi thể người, xác động vật và mô động vật phòng thí nghiệm...
* Chất thải hóa học được chia thành các nhóm như chất thải không độc hại, chất đường, amino axit, các muối vô cơ, hữu cơ và các chất độc hại như formaldehyde, các hóa chất trong định hình, dung môi, trichlore ethylene, hóa chất vô cơ, hữu cơ.
* Chất thải phóng xạ là chất thải rắn, chất thải lỏng, các chất thải từ mẫu bệnh phẩm có chứa phóng xạ.
* Các vật chứa có áp suất gồm xy ranh khí nén, can nước và các bình chứa khí nén.

( Còn tiếp)
Theo
hsvn.com.vn
Chia sẻ trên :

Bài viết khác

5 mẹo để chọn máy lọc không khí gia đình phù hợp

Máy lọc không khí dần trở lên ...

Top 12 căn bệnh thường gặp do sử dụng nguồn nước ô nhiễm gây nên

Việc ô nhiễm nguồn nước làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của con người, chúng kéo theo hệ luỵ là rất nhiều căn bệnh nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời thậm chí còn có thể gây tử vong. Dưới đây, HSVN xin thống kê 12 căn bệnh thường gặp do sử dụng nguồn nước ô nhiễm gây nên.

Nước tăng lực cực kỳ nguy hiểm đối với trẻ nhỏ

Theo nghiên cứu đã được chứng minh, nước tăng lực là một trong những mối nguy hiểm đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Hằng ngày có hàng ngàn trẻ em đang phải đối mặt với những nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đến từ nước tăng lực

Nghiên cứu của Đại học Kobe và Ushio chứng minh ánh sáng UV-C xa 222 nm làm giảm số lượng vi khuẩn và không gây tổn thương trên da người

Ánh sáng UV từ lâu đã được chứng minh mang lại hiệu quả trong khử trùng, khử khuẩn. Tuy nhiên, UVC-254nm- Loại ánh sáng UVC phổ biến lại gây tác động xấu cho mắt, da, do đó, chúng được khuyến cáo thận trọng khi sử dụng. UVC-222nm được chứng minh có tính thân thiện hơn, an toàn cho con người nhưng vẫn có khả năng khử trùng hiệu quả.

Nghiên cứu khoa học: Ảnh hưởng của quá trình khử trùng bằng tia UV và bức xạ gamma đối với các hạt nano polyme khác nhau cho các ứng dụng y sinh (Phần 1)

Các hạt nano cao phân tử được ứng dụng rộng rãi trong ngành dược phẩm và y sinh, chúng đòi hỏi điều kiện sản xuất vô trùng. Công nghệ UV và bức xạ gamma đã được đưa vào thử nghiệm để xem xét tính hiệu quả trong việc khử trùng đối với các hạt nano polyme khác nhau.

Bà bầu ăn gì để con thông minh?

Dinh dưỡng cho bà bầu là vô cùng quan trọng, ăn gì để con thông minh, ăn gì để con phát triển khỏe mạnh là câu hỏi của rất nhiều ông bố bà mẹ. Cùng HSVN tìm hiểu những thực phẩm tốt cho bà bầu qua bài chia sẻ sau đây.

Bạn có biết: "Hội chứng toà nhà ốm yếu" là gì?

"Hội chứng toà nhà ốm yếu" là tên gọi của hội chứng mà tất cả mọi người làm việc trong cùng một toà nhà có các biểu hiện về bệnh giống nhau nhưng các hội chứng này chỉ xuất hiện khi họ đến toà nhà đó, chúng không xuất hiện tại các không gian khác.

Mối nguy hiểm của Mangan đối với sức khoẻ thợ hàn

Mangan là một kim loại thường xuất hiện trong ngành công nghiệp hàn và gây nguy hiểm lớn cho sức khoẻ. Do đó, cần có các giải pháp phù hợp để giảm thiểu nồng độ chất, bảo vệ tốt hơn cho sức khoẻ công nhân.

messHợp tác zaloChat Zalo showrommShowroom callGọi ngay