Những lễ hội mùa xuân không nên bỏ qua năm Mậu Tuất 2018 (Phần 1)
Chia sẻ trên :
Mùa xuân là thời điểm lý tưởng để con người du xuân vì tiết trời không chỉ trở nên ấm áp mà cây cối còn trở nên xanh tươi, vạn vật đều trở nên tươi tốt. Vào thời điểm này, ở khắp mọi miền của tổ quốc, người ta còn tổ chức các lễ hội như một cách để nghỉ ngơi sau cả một năm làm việc mệt mỏi, đồng thời cũng là cách để tưởng nhớ đến những người có công hay cầu chúc cho những điều tốt lành khi năm mới sang. Bài viết dưới đây sẽ cùng các bạn điểm qua những lễ hội trên khắp 3 miền tổ quốc để cảm nhận được sự phong phú trong văn hóa cũng như bầu không khí vui lễ hội mùa xuân.
Khi đến tham dự lễ hội gò Đống Đa, du khách sẽ được chứng kiến nghi lễ rước thần mừng chiến thành với con rồng dài, đủ màu sắc cùng các bức tượng hoành tráng nhằm tái hiện lại khí thế hào hùng của đoàn quân Tây Sơn năm xưa. Sau những nghi thức quan trọng, du khách cũng được tham gia các trò chơi, xem các chương trình biểu diễn nghệ thuật dân gian như múa lân, múa rồng, đấu vật, chơi cờ người, chơi chọi gà.
Sau các nghi lễ vào buổi sáng, buổi chiều, du khách sẽ được hòa mình trong các đoàn rước bao gồm cờ quạt, long đình, tự khí, bát bửu, phường bát âm. Tiếp sau đó, nhà vua sẽ cùng các quan tuần hành từ sân đền ra đến đầu làng. Ngoài phần lễ, phần hội ở đây gồm có nhiều trò chơi dân gian như đốt pháp, hát ca trù, hát tuồng, chơi cờ, đánh đu, đấu vật, kéo co, leo dây, bắn cung, chơi cờ người, thổi cơm thi, chọi gà, …
Lễ hội chùa Hương diễn ra từ ngày 6 tháng Giêng cho đến hết tháng 3 Âm lịch, thu hút du khách thập phương. Trong phần lễ có rước lễ và rước văn. Người làng dinh kiệu tới nhà ông soạn văn tế, rước bản văn ra đền để chủ tế trịnh trọng đọc, điều khiển các bô lão của làng làm lễ tế rước các vị thần làng. Ngoài phần lễ, lễ hội chùa Hương còn có các trò chơi dân gian như bơi thuyền, leo núi, hát văn, … mang đến không khí tấp nập và sôi động. Ở bất kỳ đâu trong sân chùa, sân nhà tổ, người ta đều tổ chức hạt chèo. Với giọng hát hay cùng động tác múa dẻo, không gian chùa trở nên náo nhiệt hơn bao giờ hết.
Quần thể chùa Yên Tử bao gồm 11 ngôi chùa và hàng trăm am tháp trong đó, có một ngôi chùa Đồng nằm trên ngọn núi cao 1.068m so với mặt nước biển. Ngoài ra còn có ngọn tháp được xây dựng từ năm 1785 gắn liền với sự tích huyền thoại về vị vua nhà Trần cùng phái Thiền Trúc Lâm. Có lẽ chính vì sự linh thiêng, mà với những người theo đạo Phật thì việc tìm đến chùa Yên Tử là một điều hết sức thiêng liêng “Trăm năm tích đức tu hành/ Chưa đi Yên Tử, chưa thành quả tu”.
Lễ hội đền Trần có sự tham gia của 7 ngôi làng là: Vọc, Lốc, Hậu Bồi, Bảo Lộc, Kênh, Bái, Tức Mặc. Những ngôi làng này rước kiệu các vị thần về tụ tập ở sân đền và tiến hành nghi lễ cúng tế. Đặc biệt, 14 cô gái đồng trinh được tuyển chọn để đội mâm hoa quả vào đền và dâng lên các vị vua. Trong phần hội, du khách cùng tham gia vào các trò chơi dân gian như chọi gà, diễn võ, đấu vật, múa lân, chơi cờ, đi cầu kiều, hát văn, múa bài bông.
Hội Lim bao gồm 2 phần đó là phần lễ và phần hội. Trong phần lễ, đoàn rước mặc những bộ quần áo sặc sỡ, nhiều màu sắc và tiến hành nhiều nghi lễ quan trọng trong đó có tục hát thờ hậu. Trong phần hội, du khách được hòa mình vào các trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, thi nấy cơm, … Bên cạnh đó, các nam thanh nữ tú trong làng còn tổ chức thi hát với những bài hát thân thuộc như hát mời trầu, hát gọi đò, con sáo sang sông, con nhện giăng mùng.
Khi đến với lễ hội chùa keo, du khách sẽ được thưởng thức cả phần lễ và phần hội. Sau những nghi lễ trang trọng, linh thiêng là các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi dân gian đặc sắc mang đậm nét sinh hoạt văn hóa của vùng núi Đồng bằng Bắc Bộ như: Biểu diễn trống hội, hát giao duyên, biểu diễn võ thuật, thi kéo co, thi tem trầu cánh phượng, chọi gà, hát văn, đập niêu, bịt mắt đánh trống, leo cầu ngô, bắt vịt, …
Trong lễ hội đền bà Chúa Kho, du khách sẽ được chiêm ngưỡng hàng trăm món đồ khác nhau, chủ yếu là các mâm lễ để dâng lên vị thần. Trong mâm lễ đó được phân thành các cấp bậc khác nhau: vàng đỏ dâng đức thánh Trần, vàng xanh dâng ban Chúa, cành vàng lá ngọc bằng giấy trang kim dâng lên mẫu, đôi ngựa hầu bằng giấy phất nam tre dâng lên ban Quan Tam phủ, … Những món đồ này sau khi cúng sẽ được hóa thành tro. Ngoài ra, còn có các loại lễ mặn như thịt lợn, thịt gà, … cùng lễ chay là xôi, oản, hóa quả, … Lễ vật sau khi cúng sẽ được chia đều cho mọi người.
Khi lễ hội được tổ chức, người ta tiến hành các nghi lễ để mời Đức Thánh về dự hội, cầu mong Ngài sẽ phù hộ cho dân làng có một cuộc sống ấm no và hạnh phúc. Đặc biệt, tại đền Thượng có lễ dâng hoa tre (dài 50cm, đường kính 1cm, đầu tre tuốt bông, nhuộm màu), sau khi dâng lên thánh, hoa tre được rước xuống đền Hạ để phát cho người dự hội cầu may. Tiếp theo đó, người ta còn diễn tả lại cảnh Thánh Gióng chém 3 tướng giặc Ân ở chân núi Vệ Linh. Vào ngày mồng 8, một con voi và ngựa giấy có kích thước lớn được tất cả du khách rước ra sông để hóa. Theo tín ngưỡng, bất cứ ai chạm tay vào đồ tế đều gặp được những điều may mắn. Bên cạnh phần lễ, hội Gióng còn có các trò chơi dân gian như chọi gà, cờ tướng, hát ca trù, hát chèo, …
Cùng gia đình sum vầy và tham gia các lễ hội đầu năm là việc làm không thể thiếu trong những ngày năm mới
1. Lễ hội gò Đống Đa – Hà Nội (5/1 Âm lịch)
Lễ hội gò Đống Đa, được tổ chức vào ngày 5/1 Âm lịch tại gò Đống Đa, đường Tây Sơn, phường Quang Trung, Hà Nội. Lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ chiến công lẫy lừng của vua Quang Trung cùng các vị tướng vào đêm mùng 4, rạng sáng ngày 5 Tết Kỷ Dậu (1789), đánh đuổi giặc phương Bắc, giành lại nền độc lập cho dân tộc.
Tham dự lễ hội gò Đống Đa để ghi nhớ chiến công của vua Quang Trung và các vị tướng quân trong trận chiến năm 1789
Khi đến tham dự lễ hội gò Đống Đa, du khách sẽ được chứng kiến nghi lễ rước thần mừng chiến thành với con rồng dài, đủ màu sắc cùng các bức tượng hoành tráng nhằm tái hiện lại khí thế hào hùng của đoàn quân Tây Sơn năm xưa. Sau những nghi thức quan trọng, du khách cũng được tham gia các trò chơi, xem các chương trình biểu diễn nghệ thuật dân gian như múa lân, múa rồng, đấu vật, chơi cờ người, chơi chọi gà.
2. Lễ hội Cổ Loa – Đông Anh, Hà Nội (6-16/1 Âm lịch)
Cổ Loa là kinh đô xưa kia của nhà nước Âu Lạc thời kỳ An Dương Vương (thế kỉ III TCN), và nước Đại Việt thời Ngô Quyền (thế kỷ X), gắn liền với truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy nổi tiếng. Mặc dù, cho đến nay, kiến trúc 9 vòng xoáy trôn ốc không còn nguyên vẹn, nhưng khu di tích này vẫn còn giữ lại một phần tường thành cũng như các khu đền và lăng tẩm.
Hàng năm, từ ngày 6 tháng 1 đến 16 tháng 1 Âm lịch, người dân Cổ Loa lại tổ chức lễ hội nhân ngày kỷ niệm Thục Phán nhập cung. Lễ hội được bắt đầu bằng việc rước kiệu từ nhà vị tiên đền chính. Đi đầu đoàn rước là 5 lá cờ ngũ hành, tiếp đến là phường bát âm giá văn tế đặt trong kiệu long đình có lọng che, cuối cùng là các quan viên và kỳ mục. Khi đoàn rước đi tới đền chính, long đình được kính cẩn kiêng đến, đặt trước hương án, tiếng tù và, âm nhạc nổi lên, cuộc tế lễ bắt đầu.
Ngày 06/01 âm lịch hằng nằm luôn có không khí nô nức của lễ hội Cổ Loa
Sau các nghi lễ vào buổi sáng, buổi chiều, du khách sẽ được hòa mình trong các đoàn rước bao gồm cờ quạt, long đình, tự khí, bát bửu, phường bát âm. Tiếp sau đó, nhà vua sẽ cùng các quan tuần hành từ sân đền ra đến đầu làng. Ngoài phần lễ, phần hội ở đây gồm có nhiều trò chơi dân gian như đốt pháp, hát ca trù, hát tuồng, chơi cờ, đánh đu, đấu vật, kéo co, leo dây, bắn cung, chơi cờ người, thổi cơm thi, chọi gà, …
3. Lễ hội chùa Hương – Mỹ Đức, Hà Nội (6/1 đến hết tháng 3 Âm lịch)
Chùa Hương nằm tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Nội. Đây là một ngôi chùa được xây ở trên núi. Theo truyền thuyết, đây chính là nơi Quan Thế Âm Bồ Tát ứng hiện tu hành. Đặc biệt, nơi đây là một tổng thể tôn giáo ở Việt Nam bao gồm sùng bái tự nhiên, Đạo giáo, Phật giáo và Nho giáo. Khi vào chùa, du khách sẽ được ngồi trên thuyền để thưởng thức vãng cảnh, lạc vào non tiên cõi Phật, thả hồn hòa quyện với thiên nhiên ở một vùng núi còn in dấu Phật, đắm chìm vào trong mây ngàn cỏ nội. Rời con thuyền, du khách sẽ được hòa nhập vào khung cảnh chùa chiền và bắt đầu hành trình leo núi, thăm quan thắng cảnh, hòa mình trong vẻ đẹp lung linh của sông nước, bao la của đất trời, sâu lắng của núi rừng và huyền bí của hang động.
Lễ hội chùa Hương
Lễ hội chùa Hương diễn ra từ ngày 6 tháng Giêng cho đến hết tháng 3 Âm lịch, thu hút du khách thập phương. Trong phần lễ có rước lễ và rước văn. Người làng dinh kiệu tới nhà ông soạn văn tế, rước bản văn ra đền để chủ tế trịnh trọng đọc, điều khiển các bô lão của làng làm lễ tế rước các vị thần làng. Ngoài phần lễ, lễ hội chùa Hương còn có các trò chơi dân gian như bơi thuyền, leo núi, hát văn, … mang đến không khí tấp nập và sôi động. Ở bất kỳ đâu trong sân chùa, sân nhà tổ, người ta đều tổ chức hạt chèo. Với giọng hát hay cùng động tác múa dẻo, không gian chùa trở nên náo nhiệt hơn bao giờ hết.
Lễ hội chùa Hương
4. Hội chợ Viềng – Vũ Bản, Nam Định (7+8/1 Âm lịch)
Chợ Viềng là một điểm giao lưu văn hóa cộng đồng, hội tụ tinh hoa sản vật của Nam Định cũng như nhiều tỉnh thành khác trên cả nước. Đây cũng là nơi đón chuyến xuất hành đầu xuân của nhiều khách thập phương. Ở Nam Định có 2 chợ Viềng, 1 chợ nằm tại xã Kim Thái, huyện Vũ Bản và 1 chợ nằm ở thị trấn Nam Giang, Nam Trực. Tuy nhiên, chợ ở Vũ Bản đã có từ lâu đời và được coi là chợ chính, được nhiều người tìm đến.
Hội chợ Viềng nằm trong thôn Trung Thành, nhưng xung quanh đó là một quần thể di tích như chùa, đền, phủ, lăng tẩm, … được xây dựng từ hàng trăm năm trước đó và đã được Bộ Văn hóa xếp hạng là “di tích lịch sử văn hóa”. Đặc biệt, cụm di tích này thờ bà chúa Liễu Hạnh. Đây là một nhân vật văn hóa dân gian, vừa có thật lại vừa có trong truyền thuyết.
Khắp thập phương nô nức đi hội chợ Viềng tại tỉnh Nam Định
Chợ Viềng họp từ đến ngày mùng 7 tháng 1 Âm lịch và đến hết ngày mùng 8. Du khách đến từ nhiều địa phương khác nhau như Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Thái Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, … Các mặt hàng ở đây không phải là những món đồ xa xỉ mà hết sức dân giã như cây giống, cây cảnh, các loại cây ăn quả, … cùng rất nhiều những phương tiện của nhà nông như quốc, xẻng, thúng, đòn gánh, . .. cho đến giày dép, quần áo, thịt, … Đặc biệt, phiên chợ này có một đặc sản mà hầu hết những người đến chơi Chợ Viềng đều tìm mua đó là thị bò non. Người ta hi vọng rằng khi mua những món đồ ở đây sẽ nhận được những điều may mắn cho một năm mới, và xua tan đi những điều không may ở năm cũ.
5. Lễ hội Yên Tử - Uông Bí, Quảng Ninh (10/1 đến hết tháng 3 Âm lịch)
Núi Yên Tử nằm tại xã Thượng Yên Công, Uông Bí, Quảng Ninh. Trước đây, ngọn núi này có tên là núi Voi bởi trông giống như một con voi khổng lồ, hay Bạch Vân Sơn vì quanh năm đều chìm trong mây trắng. Đây là trung tâm Phật giáo của nước Đại Việt và là nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông sáng lập vào năm 1299 sau khi nhà vua đánh bại quân Nguyên Mông, giành lại độc lập cho đất nước.
Đỉnh thiêng Yên Tử cùng quần thể chùa mang vẻ đẹp thanh tịnh nơi đây hằng năm thu hút đông đảo du khách thập phương
Quần thể chùa Yên Tử bao gồm 11 ngôi chùa và hàng trăm am tháp trong đó, có một ngôi chùa Đồng nằm trên ngọn núi cao 1.068m so với mặt nước biển. Ngoài ra còn có ngọn tháp được xây dựng từ năm 1785 gắn liền với sự tích huyền thoại về vị vua nhà Trần cùng phái Thiền Trúc Lâm. Có lẽ chính vì sự linh thiêng, mà với những người theo đạo Phật thì việc tìm đến chùa Yên Tử là một điều hết sức thiêng liêng “Trăm năm tích đức tu hành/ Chưa đi Yên Tử, chưa thành quả tu”.
Lễ hội chùa Yên Tử được bắt đầu từ ngày 9 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng 3 Âm lịch. Khi đến đây, du khách sẽ được tách mình khỏi thế giới trần tục, có cơ hội chiêm ngưỡng những ngôi chùa, ngọn tháp ẩn nấp bên những con suối, rừng cây và phóng tầm mắt dõi khắp vùng biển miền Đông Bắc rộng lớn.
6. Khai ấn Đền Trần – Nam Định (15-20/1 Âm lịch)
Đền Trần nằm tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định. Đây là ngôi đền thờ cúng 14 vị vua Trần và trở thành một địa điểm văn hóa nổi bật của vùng đất này. Hàng năm, từ ngày 15 đến ngày 20 tháng Giêng, du khách thập hương lại tìm về đến Trần để được tham gia lễ hội, hòa mình vào trong bầu không khí tấp nập, vui nhộn nơi đây. Đặc biệt, vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, người ta còn háo hức chờ mong lễ “Khai ấn” với hi vọng năm mới sẽ nhận được nhiều may mắn, thành đạt và phát tài.
Người dân xin ấn đền Trần với mong muốn có nhiều may mắn, phát đạt
Lễ hội đền Trần có sự tham gia của 7 ngôi làng là: Vọc, Lốc, Hậu Bồi, Bảo Lộc, Kênh, Bái, Tức Mặc. Những ngôi làng này rước kiệu các vị thần về tụ tập ở sân đền và tiến hành nghi lễ cúng tế. Đặc biệt, 14 cô gái đồng trinh được tuyển chọn để đội mâm hoa quả vào đền và dâng lên các vị vua. Trong phần hội, du khách cùng tham gia vào các trò chơi dân gian như chọi gà, diễn võ, đấu vật, múa lân, chơi cờ, đi cầu kiều, hát văn, múa bài bông.
7. Hội Lim – Tiên Du, Bắc Ninh (13/1 Âm lịch)
Hội Lim là lễ hội của những ngôi làng nằm quanh núi Lim và đôi bờ sông Tiêu Tương. Truyền thuyết kể rằng hội Lim có nguồn gốc từ hội chùa, liên quan đến tiếng hát của chàng Trương Chi trong truyền thuyết Trương Chi – Mỵ Nương. Đặc biệt, lễ hội này còn được tổ chức để tưởng nhớ vị quan Nguyễn Đình Diễn – người đã hiến nhiều tiền bạc, công sức để trùng tu chùa, mở mang hội hè, và giữ gìn thuần phong mỹ tục cho vùng đất này. Trước kia, mỗi năm 2 lần, người ta tổ chức lễ hội để tưởng nhớ đến ông vào ngày sinh và ngày mất nhưng với sự thay đổi của thời gian, hội Lim chỉ còn được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng Âm lịch.
Hội Lim bao gồm 2 phần đó là phần lễ và phần hội. Trong phần lễ, đoàn rước mặc những bộ quần áo sặc sỡ, nhiều màu sắc và tiến hành nhiều nghi lễ quan trọng trong đó có tục hát thờ hậu. Trong phần hội, du khách được hòa mình vào các trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, thi nấy cơm, … Bên cạnh đó, các nam thanh nữ tú trong làng còn tổ chức thi hát với những bài hát thân thuộc như hát mời trầu, hát gọi đò, con sáo sang sông, con nhện giăng mùng.
8. Hội chùa Keo – Vũ Thư, Thái Bình (4/1 Âm lịch + 13-15/9 Âm lịch)
Chùa Keo thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Ngôi chùa này được xây dựng vào ngày 28/4/1962, là công trình kiến trúc độc đáo và đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Một năm, chùa Keo mở hội 2 lần vào mùa xuân (4 tháng Giêng) và mùa thu (13 đến 15 tháng 9 Âm lịch) trong đó lễ hội mùa thu được coi là chính hội, gắn liền với truyền thuyết về Quốc sư Dương Không Lộ và những người có công xây dựng chùa.
Lễ hội chùa Keo tại tỉnh Thái Bình
Khi đến với lễ hội chùa keo, du khách sẽ được thưởng thức cả phần lễ và phần hội. Sau những nghi lễ trang trọng, linh thiêng là các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi dân gian đặc sắc mang đậm nét sinh hoạt văn hóa của vùng núi Đồng bằng Bắc Bộ như: Biểu diễn trống hội, hát giao duyên, biểu diễn võ thuật, thi kéo co, thi tem trầu cánh phượng, chọi gà, hát văn, đập niêu, bịt mắt đánh trống, leo cầu ngô, bắt vịt, …
9. Lễ hội Bà Chúa Kho – Bắc Ninh (14/1 Âm lịch)
Bà Chúa Kho là một nhân vật lịch sự nhưng cũng được thần thánh hóa. Tương truyền, bà là một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, xinh đẹp lại khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực và trông nom kho tàng quốc gia trong và sau chiến thắng Như Nguyệt (1076) do vua Lý Thường Kiệt lãnh đạo. Không những thế, bà còn chiêu dân lập ấp, giúp người dân khai hoang làm đất nông nghiệp. Sau này, bà trở thành hoàng hậu, giúp vua giữ gìn kho lương. Trong một lần đi cứu tế cho dân, bà Chúa Kho bị ám sát, được nhà vua phong là Phúc Thần, người dân lập đền nhớ ươn trên Núi Kho.
Lễ hội Bà Chúa Kho được tổ chức hàng năm vào ngày 14 tháng Giêng tại khu Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh nhằm tưởng nhớ đến công lao của bà Chúa, đồng thời, du khách đến đây cũng xin được bình an, cầu lộc hay “vay vốn” để làm ăn. Những người đến vay vốn chủ yếu là những người kinh doanh, họ thường vay vào đầu năm và đến trả vào cuối năm.
Xin lễ trả lễ tại lễ hội Bà Chúa Kho
Trong lễ hội đền bà Chúa Kho, du khách sẽ được chiêm ngưỡng hàng trăm món đồ khác nhau, chủ yếu là các mâm lễ để dâng lên vị thần. Trong mâm lễ đó được phân thành các cấp bậc khác nhau: vàng đỏ dâng đức thánh Trần, vàng xanh dâng ban Chúa, cành vàng lá ngọc bằng giấy trang kim dâng lên mẫu, đôi ngựa hầu bằng giấy phất nam tre dâng lên ban Quan Tam phủ, … Những món đồ này sau khi cúng sẽ được hóa thành tro. Ngoài ra, còn có các loại lễ mặn như thịt lợn, thịt gà, … cùng lễ chay là xôi, oản, hóa quả, … Lễ vật sau khi cúng sẽ được chia đều cho mọi người.
10. Hội Gióng – Gia Lâm và Sóc Sơn, Hà Nội (6/1 Âm lịch)
Thánh Gióng là một vị anh hùng, trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Hội Gióng chính là dịp để người dân tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của Người. Lễ hội này được tổ chức tại đền Sóc (Ngọn núi Thánh Gióng cưỡi ngựa về trời) và đền Phù Đổng (Nơi Thánh Gióng được sinh ra).
Hội Gióng ở đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6 đến 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Theo truyền thuyết, sau khi đánh thắng giặc Ân, Phù Linh là nơi dừng chân cuối cùng trước khi Thánh Gióng bay về trời. Để tưởng nhớ công lao của Ngài, nhân dân nơi đây đã xây dựng Khu di tích đền Sóc bao gồm 6 công trình: đền Hạ (hay còn gọi đền Trình), chùa Đại Bi, đền Mẫu, đền Thượng (hay còn gọi đền Sóc), tượng đài Thánh Gióng và nhà bia. Trong đó, đền Thượng là nơi thờ Thánh Gióng và tổ chức lễ hội với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ Mộc Dục; lễ rước; lễ dâng hương; lễ hóa voi và ngựa …
Khi lễ hội được tổ chức, người ta tiến hành các nghi lễ để mời Đức Thánh về dự hội, cầu mong Ngài sẽ phù hộ cho dân làng có một cuộc sống ấm no và hạnh phúc. Đặc biệt, tại đền Thượng có lễ dâng hoa tre (dài 50cm, đường kính 1cm, đầu tre tuốt bông, nhuộm màu), sau khi dâng lên thánh, hoa tre được rước xuống đền Hạ để phát cho người dự hội cầu may. Tiếp theo đó, người ta còn diễn tả lại cảnh Thánh Gióng chém 3 tướng giặc Ân ở chân núi Vệ Linh. Vào ngày mồng 8, một con voi và ngựa giấy có kích thước lớn được tất cả du khách rước ra sông để hóa. Theo tín ngưỡng, bất cứ ai chạm tay vào đồ tế đều gặp được những điều may mắn. Bên cạnh phần lễ, hội Gióng còn có các trò chơi dân gian như chọi gà, cờ tướng, hát ca trù, hát chèo, …
Chia sẻ trên :