Những phong tục thú vị trong buổi chiều cuối năm
Chia sẻ trên :
Nước ta có nhiều ngày Tết, Tết (lễ tiết) Thương Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên, Thanh Minh, Đoan Ngọ, Trung Thu, Nguyên Đán. Có lẽ, ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền là dịp lễ để lại ấn tượng sâu sắc nhất đối với mỗi chúng ta. Những kỉ niệm về nồi bánh chưng, về phong bao lì xì, về những điều kiêng kị dễ thương trong những ngày đầu năm mới đi theo chúng ta từ lúc tấm bé đến khi chúng ta trưởng thành.
Tết luôn để lại những ấn tượng khó phai mờ trong tâm trí mỗi chúng ta
Ở thời điểm hiện tại, chúng ta lại sắp được đón thêm một cái Tết cổ truyền ấm áp nữa. Hãy cùng HSVN điểm qua những phong tục độc đáo tại nhiều vùng miền trên đất nước trong buổi chiều cuối năm nhé.
Chiều cuối năm miền Bắc
Buổi chiều cuối năm của người Hà Nội
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài. Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.
- Vào buổi chiều cuối năm, người Hà Nội mua vôi rắc vào bốn góc nhà, với ý nghĩa xua đuổi tà mà để đón một năm mới nhiều điều bình an, may mắn.
- Quét dọn nhà cửa thật là sạch sẽ và đổ rác đi với mong muốn loại bỏ đi những vận rủi của cả một năm cũ.
Buổi chiều cuối năm của người Mường ở Hòa Bình
Vào đêm 30, người Mường sẽ đốt một bó đuốc và gõ mõ để gọi vía trâu về nhà ăn Tết, đây như là một lời tri ân đến người bạn thân tình, sát cánh cùng người Mường trong lao động sản xuất.
Người Mường có phong tục đốt đuốc gọi trâu hết sức ý nghĩa
Buổi chiều cuối năm của người Thái Trắng ở Sơn La
Vào ngày 30, người Thái Trắng gội đầu thật sạch ở ngoài sông, với ý nghĩa rũ bỏ hết những điều không tốt của năm cũ. Cả nam cả nữ đều thực hiện phong tục thú vị này, nữ thì gội đầu bằng nước vo gạo nếp, nam thì gội đầu bằng nước bồ kết.
Chiều cuối năm miền Trung
Buổi chiều cuối năm của người Nghệ An ven biển
Chiều 30 của người dân nghệ An tại ven biển là chuẩn bị hai mâm cỗ, thực hiện nghi lễ cũng gia tiên và một cúng tại thuyền đánh cá của gia đình, cầu mong một mùa cá bội thu, mưa thuận, gió hòa.
Buổi chiều cuối năm của người Quảng Bình
Vào ngày cuối năm, con cháu trong nhà sẽ chuẩn bị mâm cơm báo hiếu cho ông bà, cha mẹ của mình. Đây còn gọi là tục cúng “giỗ sống” tại Quảng Bình. Có thể thấy, tại Quảng Bình vào chiều cuối năm, các gia đình sẽ có một bữa cơm vô cùng ấm cúng.
Mâm cơm báo hiểu con cháu chuẩn bị cho người lớn trong gia đình trong chiều cuối năm
Buổi chiều cuối năm của người Huế
Vào ngày cuối năm tại Huế, người dân kiêng kỵ việc ra khỏi nhà trước và sau thời khắc giao thừa. Người dân tại Huế thích cảm giác quây quần bên gia đình và làm lễ cũng tổ tiên trong ngày cuối năm.
Chiều cuối năm tại miền Nam
Buổi chiều cuối năm của người Nam Bộ
Người dân tại các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh,... có tục ăn canh khổ qua nhồi thịt với ý nghĩa bỏ đi những điều không may, những điều xấu trong năm cũ. Các gia đình sẽ sum họp đông đủ các thành viên vào ngày cuối năm, nếu không có mặt thì năm sau người đó sẽ gặp nhiều vất vả.
Món canh khổ qua mang nhiều ý nghĩa trong ngày cuối năm tại Nam Bộ
Buổi chiều cuối năm của người Sài Gòn
Trong thành phố Sài Gòn không ngủ, luôn luôn xô bồ vào ngày cuối năm sẽ quét dọn nhà cửa. Gia chủ sẽ cất hết chổi, đề phòng việc bị mất chổi, với quan niệm dân gian, mất chổi là một điềm báo một sự không may mắn trong năm mới.
Buổi chiều cuối năm của người Bình Thuận
Vào ngày cuối năm, người dân Bình Thuận sẽ làm món hộc cốm nổ từ nếp rang được trộn cùng với nước đường đun đặc, ép thành bánh để làm quà ăn Tết.
Buổi chiều cuối năm của người miền Tây
Người dân các tỉnh Cần Thơ, Phú Quốc, Tiền Giang,.. sẽ cả nhà quây quần nấu bánh tét, bên bếp lửa ấm áp, ngồi chờ bánh chín. Cùng nhau cắt bánh cúng lễ tổ tiên, đất trời, mong một năm mới an lành, hạnh phúc!
Trên đây là một số phong tục tại các vùng trên đất nước ta, chắc hẳn chúng ta ai cũng đang háo hức chờ đón đến thời khắc năm mới, được ở bên gia đình trong thời khắc cuối năm. Chúc mọi nhà một năm mới nhiều điều Bình An!
Những điều cần chú ý khi mua thịt gà, thịt lợn ngày Tết
Những điều cần chú ý khi mua thịt gà, thịt lợn ngày Tết
Chia sẻ trên :