HSVN GLOBAL - Nhà sản xuất thiết bị làm sạch hàng đầu tại Việt Nam

Các món chè dễ làm thanh mát, giải nhiệt cho mùa hè

Chia sẻ trên :

Mùa hè đến, cái nóng oi bức khiến chúng ta luôn cảm thấy khó chịu, ngột ngạt. Một cốc chè mát, thơm lại bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp cơ thể bạn nhanh chóng được giải nhiệt từ trong đến ngoài. Chính vì vậy, chè luôn là món ăn được nhiều người ưa thích vào những ngày hè.

Các món chè ngon mùa hè

Những cốc chè thơm ngon, thanh mát luôn hấp dẫn chúng ta mỗi khi hè về


Tuy nhiên, khi thực trạng ô nhiễm thực phẩm đang tăng cao, nhiều người không còn tin tưởng vào những cốc chè mua sẵn tại quán mà tự mình chế biến tại nhà. Nếu bạn cũng mong muốn tự mình làm ra những cốc chè ngon, sạch, đảm bảo chất lượng cho các thành viên trong gia đình thì dưới đây sẽ là những gợi ý hay dành cho bạn.

1. Cách nấu chè thập cẩm

Nguyên liệu:

- Khoai môn

- Khoai lang

- Bột láng

- Đậu đỏ

- Nước cốt dừa

- Đường kính trắng.

Cách nấu chè thập cẩm

Thực hiện:

- Bước 1: Gọt sạch, rửa vỏ và cắt khoai môn, khoai lang thành những miếng nhỏ vừa ăn.

- Bước 2: Ngâm bột láng khoảng 30 phút trước khi nấu để bột nở.

- Bước 3: Ngâm đậu đỏ qua một đêm để chúng nở và mềm hơn.

- Bước 4: Cho bột láng đã ngâm vào nồi, rồi nấu khoảng 20 phút đến khi bột chuyển sang màu trong thì đổ ra rổ, xả nước lạnh và cho vào ngăn mát tủ lạnh.

- Bước 5: Cho đậu đỏ vào nồi, đổ thêm nước ngập mặt đậu và đun cho đến khi đậu chín mềm.

- Bước 6: Cho khoai môn vào nấu cùng đậu đỏ.

- Bước 7: Sau 15 phút cho thêm khoai lang, đường và nấu thêm 15 phút.

- Bước 8: Cuối cùng, cho bột láng từ tủ lạnh vào khuấy đều và tắt bếp.

2. Cách nấu chè xoài

Mùa hè cũng là mùa xoài chín. Những miếng xoài vàng ươm, thơm thơm sẽ góp phần tạo nên một món chè độc đáo. Cùng tìm hiểu cách nấu món chè xoài này nhé.

Nguyên liệu:

- Dưa hấu

- Xoài chín

- Dây tây

- Hạt é 

- Bột báng

- Sữa đặc

- Nước cốt dừa

- Siro trái cây

- Dừa bào sợi

- Đường kính

- Đá bào.

Cách nấu chè xoài dễ nhất

Thực hiện:

- Bước 1: Dùng dụng cụ múc trái cây chuyên dụng để múc dưa hấu, xoài thành những viên tròn. Dâu tây bỏ cuống và cắt làm bốn.

- Bước 2: Ngâm hạt é cho đến khi chúng nở.

- Bước 3: Ngâm bột báng khoảng 30 phút trước khi nấu.

- Bước 4: Cho bột báng đã ngâm vào trong nồi sau đó đun khoảng 20 phút. Khi bột chuyển sang màu trong thì vớt ra, xả với nước lạnh và cho vào ngăn mát.

- Bước 5: Lần lượt cho các nguyên liệu vào trong cốc, sau đó cho thêm đá bào lên mặt, chan nước cốt dừa và ít siro trái cây lên mặt đá.

3. Cách nấu chè đậu đỏ nước cốt dừa

Chuẩn bị:

- Đậu đỏ

- Bột báng

- Đường

- Nước cốt dừa

- Muối

- Đậu phộng rang.

Cách nấu chè đậu đỏ nước cốt dừa

Thực hiện:

- Bước 1: Ngâm đậu đỏ qua đêm sau đó đãi sạch

- Bước 2: Ngâm bột nở 30 phút trước khi nấu.

- Bước 3: Cho đậu đỏ vào nồi, đun cho đến khi đậu mềm thì cho thêm đường vào.

- Bước 4: Cho bột báng vào nồi chè, khuấy nhẹ rồi cho thêm nước vào, nấu cho đến khi chè hơi sền sệt thì tắt bếp.

- Bước 5: Cho chè ra bát, thêm nước cốt dừa và đậu phộng lên trên. Dùng khi nóng hoặc lạnh.

4. Chè bắp

Nguyên liệu:

- Ngô nếp

- Bột sắn dây

- Đường

- Nước cốt dừa

- Muối

- Bột bắp.

Cách nấu chè bắp ngô

Thực hiện:

- Bước 1: Bào nhỏ ngô sau đó cho cả phần đã nạo và cùi vào trong nồi nước, đun đến khi sôi thì vớt cùi ra.

- Bước 2: Cho thêm đường vào nồi. Lưu ý: Đun nhỏ lửa để ngô thấm đường.

- Bước 3: Từ từ cho nước bột bắp vào nồi chè, khuấy đều.

- Bước 4: Nêm xem nồi chè đã đủ ngọt chưa, cho thêm muối để tạo sự đậm đà.

- Bước 5: Cho chè ra bát, chan thêm nước cốt dừa và thưởng thức.

5. Cách nấu chè thái

Nguyên liệu:

- Các loại trái cây

- Thạch dừa

- Dừa non

- Sữa không đường

- Đường

- Nước cốt dừa

- Bột rau câu

- Nước

- Siro dứa.

Cách nấu chè thái

Thực hiện:

- Bước 1: Cho bột rau câu vào trong nước, khuấy đều cùng với đường và nước rồi đun sôi. Cho dung dịch ra khau, thêm siro dứa và khấy đều, rau câu sẽ tự đông.

- Bước 2: Gọt vỏ các loại trái cây rồi cắt thành những miếng nhỏ. 

- Bước 3: Đun tan đường và cho vào ngâm với dừa non, để qua đêm

- Bước 4: Cho sữa tươi, đường khấy đều cùng nước cốt dừa, đun sôi hỗn hợp.

- Bước 5: Cho các loại hoa quả vào bát, thêm nước cốt dừa, rau câu, dừa non, đá bào vào cùng và thưởng thức.

6. Cách nấu chè chuối

Nguyên liệu:

- Chuối sứ vừa chín tới

- Trân châu

- Nước cốt dừa

- Đường

- Muối.

Cách nấu chè chuối giải nhiệt

Thực hiện:

- Bước 1: Bóc vỏ chuối và thái thành lát mỏng.

- Bước 2: Cho trân châu vào nồi, luộc chín rồi ngâm với nước lạnh.

- Bước 3: Hòa nước cốt dừa, đường và muối cùng nước lọc rồi đun cho đến khi sôi.

- Bước 4: Thả chuối cùng trân châu vào nấu cùng đến khi chuối nhừ thì bắt ra.

- Bước 5: Cho chè ra bát và thưởng thức.

7. Chè đậu xanh trân châu

Nguyên liệu:

- Đậu xanh

- Đường

- Bột sắn

- Sương sáo

- Hạt trân châu

- Nước cốt dừa

- Dừa nạo

- Dầu chuối.

Cách nấu chè đậu xanh

Thực hiện:

- Bước 1: Đãi sạch đậu và ngâm qua đêm.

- Bước 2: Cho đậu xanh vào nồi, nấu cho đến khi nhừ

- Bước 3: Cho thêm đường vào nồi chè, đun nhỏ lửa.

- Bước 4: Hòa tan bột sắn với nước lọc rồi từ từ đổ vào nồi chè, vừa đổ vừa khấy đều đến khi nước sệt lại.

- Bước 5: Tắt bếp, cho thêm dầu chuối.

- Bước 6: Cho trân châu vào nồi, đun sôi rồi vớt ra, cho vào bát nước lạnh.

- Bước 7: Múc chè ra bát, cho thêm thạch, trân châu, đá bào, nước cốt dừa, dừa nạo lên trên và thưởng thức.

8. Cách chè cốm

Nguyên liệu:

- Cốm

- Bột sắn dây

- Đường trắng.

Cách nấu chè cốm

Thực hiện:

- Bước 1: Đun một nồi nước cho đến khi sôi thì thêm đường vào nấu cùng.

- Bước 2: Hòa tan bột sắn với nước nguội.

- Bước 3: Cho từ từ nước bột sắn vào nồi nước đang sôi, khấy đều tay cho đến khi nước sệt lại.

- Bước 4: Cho cốm vào nồi, đun sôi và tắt bếp.

- Bước 5: Múc chè ra bát, có thể cho thêm đá bào và thưởng thức.

9. Cách nấu chè bí

Nguyên liệu:

- Bột nếp

- Nước nóng

- Đường vàng

- Nước cốt dừa

- Bột năng

- Lá dứa

- Muối

- Nước cốt dừa

- Đường

- Bột bắp.

Cách nấu chè bí đỏ

Thực hiện:

- Bước 1: Hòa bột năng vào trong bát nước 

- Bước 2: Cho đường vào nồi nước, đun sôi.

- Bước 3: Pha bột bắp với nước lạnh rồi đổ vào nồi nước sôi

- Bước 4: Hòa nước cốt dừa với nước bột bắp

- Bước 5: Cho bột nếp vào bát, từ từ đổ nước sôi vào để tạo độ mịn.

- Bước 6: Viên bột thành từng viên nhỏ

- Bước 7: Cho nước lạnh, đường, lá dứa vào nồi rồi nấu sôi.

- Bước 8: Cho thêm bột đã viên vào nồi, luộc trong khoảng 15 phút.

- Bước 9: Cho thêm bột năng đã hòa nước vào khuấy đều đến khi nước hơi sánh lại thì tắt bếp.

- Bước 10: Cho chè ra bát và thưởng thức.

Trên đây là 9 món chè vừa ngon, vừa bổ lại dễ làm mà bạn đọc có thể tự mình thực hiện ở nhà. Nhanh tay ghi lại để trổ tài nhé. Chúc các bạn thành công với những món chè thơm ngon, thanh mát trong dịp hè này!

Chia sẻ trên :

Bài viết khác

Những điều cần lưu ý khi lựa chọn thực phẩm ngày tết

Trong dịp tết, nhu cầu mua sắm thực phẩm của người dân tăng cao nhưng đây cũng là thời gian tiềm ẩn nhiều nguy cơ liên quan đến thực phẩm bẩn. Để loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc hóa học, vi sinh vật gây hại tồn tại trên bề mặt thực phẩm, các gia đình nên sử dụng máy khử độc thực phẩm ozone.

Quản lý chất thải rắn là gì?

Quản lý chất thải rắn là một thuật ngữ dùng để chỉ quá trình thu gom và xử lý chất thải rắn. Quản lý chất thải là tất cả về cách chất thải rắn có thể được thay đổi và sử dụng như một nguồn tài nguyên có giá trị. Việc quản lý chất thải rắn cần được chấp nhận bởi từng hộ gia đình, kể cả các chủ doanh nghiệp trên toàn thế giới. Quá trình công nghiệp hóa mang lại rất nhiều điều tốt và cả những điều xấu. Một trong những tác động xấu của quá trình công nghiệp hóa là tạo ra chất thải rắn.

Ứng dụng than hoạt tính thu hồi nguyên tố đất hiếm terbi từ dung dịch lỏng

Nguyên tố đất hiếm ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm của giới khoa học và công nghiệp vì đặc tính và vai trò chủ chốt của chúng trong một số lĩnh vực nhưng sự lắng đọng của các nguyên tố đất hiếm tự nhiên còn hạn chế, dẫn đến sự phụ thuộc nhiều vào các nguồn tài nguyên thứ cấp. Than hoạt tính là phương pháp thu hồi đất hiếm đạt hiệu quả cao.

Vì sao mỗi xưởng tranh nên trang bị một chiếc máy lọc không khí?

Xưởng tranh là nơi sáng tạo nghệ thuật, nơi các nghệ sĩ cho ra đời các tác phẩm để đời. Tuy nhiên, chúng lại chứa không ít các chất gây hại, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạ sĩ. Do đó, máy lọc không khí cần được trang bị để bảo vệ tốt hơn cho sức khoẻ.

Ảnh hưởng của bụi kim loại đến sức khỏe con người

Bụi kim loại là cách gọi chung của các loại bụi được tạo thành bởi kim loại. Với những thành phần kim loại khác nhau, sự ảnh hưởng đến sức khỏe là khác nhau. Tuy nhiên, vì sức khỏe của chính bản thân và những người xung quanh, việc áp dụng thiết bị xử lý là điều cần dược đặc biệt quan tâm.

Những món cháo trị cảm lạnh dễ làm nhất

Những món cháo bổ dưỡng, nóng hổi, dễ nấu là một bài thuốc trị cảm lạnh vô cùng hiệu quả vào mùa đông. Sau đây là cách nấu những món cháo trị cảm đơn giản nhất.

Có nên sử dụng xà phòng diệt khuẩn?

Xà phòng diệt khuẩn được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống của chúng ta, tuy nhiên nhiều người nhầm tưởng rằng xà phòng có thể diệt trùng được cả virus.Vậy những nhận định nào là đúng?

Cấu trúc hoá học của than hoạt tính

Than hoạt tính từ lâu đã được sử dụng để xử lý nước, không khí nhưng cho đến những năm gần đây, chúng mới phát triển mạnh mẽ trong công nghiệp. Than hoạt tính có cấu trúc đặc biệt, do đó, chúng hấp phụ tốt các chất gây mùi.

callHotline 090.185.6888 zaloZalo messHợp tác