Nhà sản xuất thiết bị làm sạch hàng đầu tại Việt Nam

Các món ăn trong mâm cỗ Tết truyền thống

Chia sẻ trên :
Theo tập tục truyền thống, vào ngày Tết cổ truyền, đặc biệt là đêm giao thừa và ngày Mồng Một, con cháu sẽ cùng nhau làm mâm cỗ để dâng lên ông bà tổ tiên sau đó cả gia đình cùng sum họp, quây quần và cùng ôn lại những kỉ niệm của một năm cũ, cầu mong những điều tốt lành cho một năm mới. Mâm cỗ truyền thống này không chỉ được chú trọng về sự đa dạng của các món ăn mà còn được chú trọng nhiều đến hình thức, từ việc trình bày cho đến việc lựa chọn những chiếc đĩa, chiếc bát với độ cao, thấp khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ cùng các bạn tìm hiểu hơn về mâm cỗ truyền thống này cũng như việc trưng bày chúng sao cho đẹp mắt và phù hợp với văn hóa dân gian.

Món bánh chưng ngày Tết
Mâm cỗ ngày Tết là một trong những nét hấp dẫn đặc biệt

1. Bánh chưng

Bánh chưng được coi là linh hồn của ngày tết. Mặc dù ngày nay, việc cả gia đình cùng sum họp để làm bánh chưng không còn phổ biến nhưng dù thế nào đi nữa, mỗi gia đình cũng không thể không có một cặp bánh trưng bày trên ban thờ. 

Món bánh chưng ngày Tết
Bánh chưng xanh là món ăn không thể thiếu trong dịp Tết

Loại bánh này là bánh cổ truyền của dân tộc, được người đời truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác và đã trở thành một nét văn hóa ẩm thực của người Việt Nam. Để có được một chiếc bánh chưng, người ta cần có những chiếc lá dong không quá già cũng không quá non; bên cạnh đó là có gạo nếp, thịt lợn, hành, gừng, đỗ xanh, … Khi việc chuẩn bị nguyên liệu được hoàn tất, người ta tiến hành gói chúng thành những chiếc bánh vuông, một số nơi ở miền Trung, miền Nam, gói thành bánh dài (bánh tét) sau đó đem đi luộc trong 14 tiếng cho đến khi bánh chín. Thành quả đạt được là những chiếc bánh dẻo của gạo nếp, thơm của đỗ xanh cùng màu xanh mướt của lá. >> 
Cảnh giác với bánh chưng ngày Tết

2. Dưa hành

Một món ăn khác không thể thiếu trên mâm cỗ tết cổ truyền đó là dưa hành. Đặc trưng của món ăn này là có vị cay của hành, lại hơi chua chua vì thế chúng giúp việc tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn, khi kết hợp với những món ăn nhiều dầu mỡ như bánh chưng, thịt kho, … thì quả là điều tuyệt vời.

Dưa hành muối ngày Tết
Món thịt mỡ ăn kèm dưa hành không thể thiếu trong dịp Tết

Để có được một bát hành muối thơm ngon, đẹp mắt, người ta lựa chọn những củ hành già rồi ngâm với nước tro pha hàn the trong 2 ngày sau đó lấy ra để bóc vỏ. Trong thời gian đó, người làm hành tiến hành nấu nước giấm với muối và đường, sau đó để nguội. Hành đã bóc vỏ được cho vào dung dịch này, sau một vài ngày là ăn được. 

3. Thịt mỡ

Dân gian ta có câu: “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ/ Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”. Đã có dưa hành, có bánh chưng rồi thì chắc chắn mâm cỗ ngày tết không thể thiếu thịt mỡ. Thịt mỡ ở đây không hẳn là chỉ được làm từ mỡ mà chúng là thịt nấu đông. Món ăn này chỉ có trong mâm cỗ của người miền Bắc, phù hợp với tiết trời lạnh giá. 

Thịt kho tàu ăn kèm dưa hành trong ngày Tết
Thịt kho tàu, thịt đông là những món ăn kèm dưa hành rất ngon

Thịt đông được làm từ thịt lợn hoặc thịt gà, đem thái miếng vừa ăn, rửa sạch rồi cho vào nồi cùng các gia vị, ninh nhừ sau đó chờ đến khi chúng đông lại. Để bát thịt có thể đông “xoắn”, quyện lại với nhau, người ta thường cho thêm một chút bì lợn, một chút mỡ để tạo keo.

4. Gà luộc

Từ xa xưa, hình ảnh chú gà trống luộc đã trở thành món ăn không thể thiếu trong  mâm cỗ ngày tết, chúng thể hiện cho sự may mắn, thuận lợi của một năm mới, xua đi những điều không may trong năm cũ.

Thịt gà luộc
Gà luộc

Để chú gà được đẹp mắt, thơm ngon, người ta thường chọn những chú gà trống không quá già, cũng không quá non, làm sạch rồi cho vào nồi. Nước luộc gà được cho thêm gia vị cùng gừng, hoa hồi, hoa tiêu, lá chanh. Chú gà luộc đạt tiêu chuẩn sẽ có lớp da vàng ươm, bóng, không bị rách, thịt mềm và có mùi thơm hấp dẫn. Đi kèm với chú gà này là một bát bột canh, thêm lá chanh thái nhỏ, hành khô, ớt.

5. Giò

Trên mâm cỗ Tết truyền thống thường xuất hiện 2 loại giò đó là giò lụa và giò xào. Cả 2 món này đều được làm từ thịt lợn. Để làm ra những chiếc giò lụa, người ta sử dụng thịt lạc lợn xay nhuyễn, gói thành hình ống bằng lá chuối xanh sau đó cho vào nồi để luộc hoặc hấp. Giò lụa chín sẽ có màu hơi hồng, xuất hiện những lỗ nhỏ trên bề mặt. Khi ăn, chỉ cần cắt thành những khoanh tròn, chấm với nước mắm ngon. Người ta cũng có thể thay thế thịt lợn thành thịt bò để thay đổi hương vị, giúp mâm cỗ tết thêm phần đa dạng, phong phú.

Giò lụa
Giò lụa, giò xào

Khác với giò lụa, giò xào được làm từ thủ lợn, mộc nhĩ, nấm hương, hạt tiêu. Tất cả nguyên liệu được làm sạch, thái nhỏ rồi đem xào cho chín sau đó bọc trong lá chuối hoặc khuôn, để nguội. Miếng giò xào có độ giòn của thủ lợn và mộc nhĩ, mùi thơm của nấm hương và vị cay của hạt tiêu.

6. Xôi gấc

Xôi gấc là một trong những món ăn xuất hiện trên mâm cỗ Tết truyền thống. Với màu đỏ tươi của gấc cùng độ dẻo, thơm của hạt gạo nếp, người ta hi vọng rằng khi ăn chúng vào những ngày đầu năm mới, mọi thứ sẽ được suôn sẻ, những điều may mắn sẽ đến với mọi người.
Để có được một đĩa xôi gấc ngon, người ta lựa gạo nếp đặc biệt, trộn cùng với gấc tươi sau đó cho vào nồi hấp chín. Khi xôi chín sẽ có màu đỏ tươi bắt mắt.

Xôi ngày Tết
Xôi gấc, xôi đậu nóng hổi là món ăn hấp dẫn

7. Nem rán

Nem rán là món ăn độc đáo, hết sức gần gũi, thân quen với bữa cơm gia đình Việt, và chúng cũng là một trong những món không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết. Nguyên liệu để làm ra món ăn này khá công phu, bao gồm thịt lợn băm nhỏ, trứng, mộc nhĩ, giá đỗ, thêm một chút rau thơm, cà rốt, … trộn đều với nhau sau đó cuốn vào trong những miếng nem được làm sẵn. Nem sau khi cuốn cho vào chảo dầu sôi, chiên cho đến khi chúng giòn và vàng là được.

Món nem rán ngon ngày Tết
Nem rán

Ngoài 7 món ăn không thể thiếu này, tùy theo tập tục của từng vùng miền mà người ta có thể chế biến thêm nhiều món ăn khác nhau như canh măng, chè kho (với người miền Bắc) hay canh mướp đắng, thịt kho tàu, hành kho tôm khô (với người miền Nam), nem chua, thịt lợn ngâm nước mắm, tôm chua, bò kho mật mía, bánh tổ (với người miền Trung). Hi vọng rằng, với những thông tin chia sẻ trên, các bà nội trợ có thể hiểu hơn về mâm cỗ tết truyền thống cũng như có thể lựa được những nguyên liệu tươi ngon nhất để có được mâm cỗ không chỉ đẹp mắt mà còn chất lượng. Một điều lưu ý nữa đó là việc làm sạch nguyên liệu trước khi chế biến. Có thể ngâm nguyên liệu với nước muối pha loãng hay sục qua
máy sục ozone, từ đó đảm bảo một cái tết an toàn cho tất cả mọi người.                                   
Chia sẻ trên :

Bài viết khác

Nông nghiệp công nghiệp- Ngành kinh tế gây ô nhiễm môi trường đứng thứ 2 (Phần 2)

Nông nghiệp đang trở thành ngành kinh tế gây ô nhiễm đứng thứ 2 toàn cầu. Trên thực tế, ngành nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường từ nhiều khía cạnh khác nhau, từ vấn đề về mùi cho đến nước thải và khí thải, chúng đòi hỏi con người phải có cái nhìn thực tế hơn và đưa ra các biện pháp cải tạo phù hợp hơn để đảm bảo đồng thời phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.

Phơi nhiễm với PM2.5 có thể gây ra tổn thương gan

Những phân tích trong nghiên cứu mới nhất, các hạt mịn PM2.5 cực nhỏ trong không khí này có thể gây tổn thương gan, thúc đẩy giai đoạn chuyển hóa và suy gan.

Cảnh giác với bánh chưng ngày Tết

Bánh chưng là món bánh truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền. Khi không thể tự gói bánh cho gia đình thì cần phải cẩn trọng trong việc đặt bánh làm sẵn

Rác thải thực phẩm có gây hại cho môi trường không?

Mặc dù là loại rác có thể phân hủy nhưng rác thải thực phẩm cũng được coi là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Trái ngược với việc thực phẩm được thải bỏ một cách lãng phí, ở nhiều nơi trên thế giới, người dân vẫn phải đối mặt với tình trạng nghèo đói.

Cẩn thận với nho lạ tràn ngập thị trường

Hiện nay tình trang thực phẩm hoa quả lậu tràn lan trên thị trường rất nhiều và khó kiểm soát, đặc biệt trong những ngày đầu của tháng 10 thì trên địa bàn hà nội đã xuất hiện nhiều nơi bán nho với màu sắc lạ

Ngâm thực phẩm vào nước muối có hoàn toàn sạch?

Muối có nhiều công dụng trong cuộc sống của con người, trong đó công dụng nước muối pha loãng dùng để rửa thực phẩm được rất nhiều bà nội trợ áp dụng. Sử dụng nước muối có hoàn toàn khử độc được thực phẩm?

6 bí quyết phòng ngộ độc thực phẩm tốt nhất

Ngộ độc thực phẩm là kết quả của việc ăn phải những loại đồ ăn bị ô nhiễm không đảm bảo an toàn thực phẩm qua đó gây hại cho sức khỏe. Bởi vậy, việc nắm bắt những bí quyết giúp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm là hết sức cần thiết và quan trọng.

Những thói quen ảnh hưởng xấu tới sức khỏe

Những thói quen hàng ngày tưởng chừng như vô hại nhưng thực ra lại có tác hại rất nhiều đối với sức khỏe của chúng ta. 6 thói quen có tác hại đến sức khỏe mà chúng tôi phân tích ở dưới đây sẽ giúp bạn tránh loại bỏ được những thói quen đó.

messHợp tác zaloChat Zalo showrommShowroom callGọi ngay