5 nguồn tạo ra mùi hôi trong phòng vệ sinh công cộng và cách loại bỏ chúng
Bạn đã bao giờ bước vào phòng tắm công cộng hoặc công ty và bị ám ảnh bởi một mùi khó chụi đến mức bạn lo sợ và không dám quay trở lại?
Trên thực tế, vấn đề mùi nhà vệ sinh được rất nhiều người qun tâm.
Khi mùi nhà vệ sinh xuất hiện, chúng đồng nghĩa với việc không gian đó tồn tại rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Bằng cách nào đó chúng sẽ tấn công và gây ra những hệ quả không mong muốn cho người dùng.
Sự xuất hiện của vi khuẩn trong nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh công cộng là nơi xuất hiện nhiều loại vi khuẩn nhất. Dù các nhân viên vệ sinh đã chà mạnh với các loại hóa chất tẩy rửa thì vi khuẩn cũng không thể bị loại bỏ hoàn toàn. Chưa dừng lại ở đó, giẻ lau còn được đánh giá là tác nhân giúp phát tán, lan truyền vi khuẩn ra môi trường xung quanh và làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
Môi trường ẩm thấp là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển. Do đó, việc kiểm soát mùi phải được thực hiện nhanh chóng, bền bỉ và kịp thời. Nếu vấn đề không được giải quyết, hệ quả tất yếu mà doanh nghiệp gặp phải đó là sự “xa lánh” của khách hàng.
Để triệt tiêu thành công mùi hôi nhà vệ sinh đòi hỏi chủ doanh nghiệp và người quản lý phải hiểu rõ nguồn gốc của mùivà giải quyết chúng một cách triệt để bằng các công cụ hiệu quả thích hợp.
Nguồn gốc của mùi hôi trong nhà vệ sinh
Mặc dù phần lớn những người sử dụng nhà vệ sinh công cộng không bị chứng sợ vi trùng, nhưng khi gặp tình trạng nhà vệ sinh có mùi nồng nặc, không ít người tỏ ra không hài lòng.
Theo các chuyên gia, có 5 nguồn gốc chính để nhà vệ sinh công cộng phát sinh mùi gồm:
1) Nước tiểu
Nguồn gây mùi phổ biến nhất của mùi phòng vệ sinh là nước tiểu, và bồn cầu. Nước tiểu là chất lỏng có tính ấm, có chứa axit nên chúng là “thức ăn” tuyệt vời cho vi khuẩn gây mùi. Khi chúng sinh sôi, cường độ của mùi cũng tăng theo. Nước tiểu trải qua một quá trình phản ứng hóa học, biến đổi nó từ axit thành muối kiềm. Điều này thu hút nhiều độ ẩm hơn, tạo điều kiện thoải mái cho sự phát triển của vi khuẩn.
Dù có được cọ rửa thường xuyên nhưng mùi vẫn thường xuyên xuất hiện trong nhà vệ sinh
Điều đáng lưu ý rằng, hầu hết các mùi hôi của nước tiểu trong phòng vệ sinh đều phát ra từ nước tràn trên sàn nhà. Những giọt nước nhỏ li ti, được phát tán vào không khí mỗi khi bồn cầu được xả nước và phát tán trên sàn dưới sự tác động của giày và dép.
Bản thân nước tiểu cũng có chứa nhiều chất gây mùi như: H2S, muối, carbohydrate, axit béo, một lượng vi lượng của hormone, protein và urê, nitơ. Vi khuẩn ăn urê, protein và carbohydrate và tạo ra các sản phẩm phụ khác như hydrogen sulfide và các hợp chất amoniac khác nhau.
2) Rò rỉ hệ thống thoát nước sàn
Cống thoát nước là là một nguồn khác gây ra mùi nhà vệ sinh nhưng hầu hết mọi người không nhận thấy. Chúng thường được tìm thấy trong các phòng vệ sinh công cộng, tầng hầm, nhà bếp hoặc phòng giặt là. Khi nước từ cống bị rò rỉ, tràn ra ngoài, chúng gây ra mùi khó chịu cho không gian.
3) Vi khuẩn trên sàn nhà
Sàn nhà là một trong những không gian có nhiều vi khuẩn, dễ phát tán và lây lan trong môi trường
Vi khuẩn, nấm mốc và các chất ô nhiễm khác ngấm vào sàn nhà là nguyên nhân chính gây ra mùi hôi vữa. Trong một nghiên cứu gần đây tại Đại học Arizona, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trong 90% trường hợp, vi khuẩn bám dính trên giày sẽ truyền sang sàn phòng tắm. Những vi khuẩn này có thể gây nhiễm trùng dạ dày, mắt và phổi.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vi khuẩn sống trên giày của chúng ta lâu hơn những nơi khác. Các mùi hôi trong nhà vệ sinh thường xuất phát từ các vết nứt trên gạch lát nền. Mùi hôi không phải từ gạch mà là do sự tích tụ của các giọt nước tiểu theo thời gian.
4) Đường ống dẫn nước bị vỡ
Khi đường ống dẫn nước tải bị vỡ, chúng làm phát tán mùi hôi cùng cá chất khí độc hại như: hydro sunfua, amoniac, mêtan, este, cacbon monoxit, lưu huỳnh đioxit và oxit nitơ.
Các hợp chất này là kết quả tự nhiên của quá trình phân hủy các chất thải hữu cơ có trong nước thải. Chúng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người bởi khả năng dễ bay hơi.
5) Vòng sáp vệ sinh bị lỗi
Mùi khó chịu trong phòng tắm mà nhiều người mô tả là giống như mùi trứng thối có thể là do vòng sáp ở đáy bồn cầu bị lỗi.
Những mùi hôi này gây mất vệ sinh vì chúng thường chứa các mầm bệnh độc hại như hydrogen sulfide, một hóa chất có thể gây kích ứng mắt, gây ho hoặc đau họng, khó thở. Vòng đệm làm kín bồn cầu nằm ở vị trí nối giữa đáy bồn cầu và đường ống dẫn nước thải. Trong quá trình lắp đặt, vòng đệm này được nhồi chặt xuống để tạo ra một miếng đệm kín hơi giữa mặt dưới của bồn cầu và mặt trên của vành trên ống thoát nước.
Miễn là bồn cầu được cố định vào sàn, sáp sẽ vẫn còn nguyên vẹn và niêm phong hiệu quả. Nhưng nếu vì bất kỳ lý do gì, các bu lông giữ bồn cầu xuống sàn bị ăn mòn và gãy, hoặc thậm chí nếu chúng bị lỏng ra, bồn cầu có thể lắc từ bên này sang bên kia, làm hỏng lớp đệm trên vòng sáp và phát ra mùi hôi.
Giải pháp vệ khử mùi trong nhà vệ sinh công cộng
Dù mùi nhà vệ sinh xuất phát từ bất kỳ lý do nào thì tinh dầu, sáp thơm cũng chỉ có tác dụng lấn át mùi mà không thể tiêu diệt hoàn toàn. Điều này đặc biệt xảy ra khi nói đến các bồn cầu, việc cọ rửa, làm sạch cần được thực hiện thường xuyên.
Các chuyên gia của HSVN Gloabal cung cấp giải pháp toàn diện và hiệu quả hơn với các thiết bị khử mùi bằng công nghệ ozone.
Với khả năng oxy hóa mạnh, các phân tử ozone dễ dàng tác động vào các chất gây mùi trong nhà vệ sinh khiến chúng bị loại bỏ tận gốc. Ozone cũng dễ bị phân tán thành phân tử oxy (O2) và nguyên tử oxy (O) nên góp phần tái tạo oxy trong không gian.
Thiết bị khử mùi nhà vệ sinh DrOzone Smart Clean Pro loại bỏ mùi bằng công nghệ ozone tiên tiến
Một vài sản phẩm của HSVN được cải tiến về công nghệ, ngoài chức năng khử mùi bằng ozone, chúng có thêm các màng lọc, tính năng tạo ion âm từ đó nâng cao hiệu quả làm sạch không khí một cách tối đa.