Dự báo giá trị ngành sản xuất máy Ozone tới năm 2026 đạt ngưỡng 450 triệu USD
Thị trường công nghệ ozone đang ngày càng phát triển. Ước tính, giá trị ngành đạt 350 triệu USD vào năm 2019. Đến năm 2026, giá trị có thể vượt mức 400 triệu USD. Trong thời buổi đô thị hoá phát triển mạnh trên toàn thế giới, nhu cầu sử dụng máy ozone để xử lý nước thải, xử lý khí thải công nghiệp hoặc ứng dụng ozone trong ngành thực phẩm ngày càng gia tăng.
Máy tạo khí Ozone công nghiệp Dr.Ozone trong xử lý nước công nghiệp
Dựa trên đặc điểm hoá học của ozone cũng như hệ thống cấu trúc thiết bị, có thể khẳng định vai trò quan trọng của máy tạo ozone trong việc làm sạch nguồn nước, xử lý vi trùng, loại bỏ các chất gây ô nhiêm cũng như vi khuẩn, vi sinh vật, mùi, tạp chất, kim loại có trong nước và không khí. Cho đến nay, tại các nhà máy xử lý nước thải, công nghệ ozone đã được sử dụng rộng rãi với mục đích làm sạch màu, giảm nồng độ phenol, giảm COD, BOD và hạn chế sự xuất hiện của bùn. Với hiệu quả nổi bật của mình, ozone hứa hẹn trở thành công nghệ làm sạch phổ biến trong tương lai. Theo đó, ngành công nghiệp ozone cũng tiếp tục được mở rộng.
Các biện pháp chính phủ đề ra với việc cải thiện chất lượng nước và không khí tại đô thị là nguyên nhân thúc đẩy công nghiệp ozone phát triển. Tuy nhiên, những mặt tái của ozone đối với sức khoẻ con người lại là lí do chính khiến nhu cầu sử dụng thiết bị bị hạn chế.
Nhu cầu máy Ozone có sự khác biệt theo khu vực & quốc gia
Báo cáo mới nhất được khảo sát từ thị trường cho thấy, sự phát triển của ngành công nghiệp ozone khác biệt theo quốc gia, khu vực, thậm chí ngay trong một quốc gia. Việc ứng dụng và sử dụng cũng có sự khác nhau.
Báo cáo thị trường máy ozone trên toàn thế giới
- Quy mô thị trường năm 2019 là 350 triệu USD
- Dự báo mức tăng trưởng ngành sản xuất máy Ozone từ năm 2020 đến năm 2026 tăng 3,5%, trị giá 450 triệu USD vào năm 2026.
Các con số được dự báo ở trên hoàn toàn phù hợp với cơ sở dữ liệu được cung cấp bởi Cơ quan Môi trường châu Âu (EEE), Bộ Năng lượng. Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), Ngân hàng thế giới cơ quan quản lý chính phủ và báo chí.
Có 3 công nghệ chính được sử dụng để sản xuất khí ozone gồm: Bức xạ cực tím (sử dụng tia UV có bước sóng dưới 254nm), sử dụng buồng phóng cao áp hay còn gọi là bộ tạo khí ozone, phương pháp điện phân. Trong đó, công nghệ tạo ozone bằng tia cực tím được quan tâm hơn bởi chúng dễ sử dụng đồng thời có chi phí thấp khi chúng đưa luồng khí tự nhiên đi qua ánh sáng tia cực tím để tạo ozone. Mặc dù vậy, việc tạo ozone bằng tia UV có sản lượng không cao, thấp hơn nhiều lần so với các công nghệ khác.
Tuy nhiên, để lựa chọn phương án tối ưu nhất, thì sử dụng buồng phóng (Corona Discharge) được sử dụng phổ biến hơn bởi ưu điểm như tuổi thọ cao 100.000 giờ (bộ phóng Dr.Ozone Made by HSVN GLOBAL CO.,LTD đã công bố) so với 10.000 giờ của bóng UV, nồng độ ozone cao hơn do có hỗ trợ bộ làm giàu oxy, hiệu suất chuyển đổi Oxy thành ozone cao & độ ổn định về sản lượng ozone (do tích hợp nhiều công nghệ làm mát, tản nhiệt buồng phóng hơn).
Hình ảnh bộ tạo khí Ozone sử dụng công nghệ làm mát H20-Green của máy ozone Dr.Ozone
Nhu cầu sử dụng máy ozone công suất nhỏ hơn 5mg/h ngày càng cao
Khi nhận thức của con người về chất lượng không khí, ngộ độc thực phẩm ngày càng tăng, nhu cầu sử dụng thiết bị tạo ozone cũng tăng theo. Do đó, nhiều gia đình tìm mua, sử dụng thiết bị tạo ozone có công suất nhỏ hơn 5mg/h để xử lý mùi trong nhà, mùi động vật nuôi hoặc các máy sục ozone rửa rau quả, thực phẩm. Cũng từ đó, dòng sản phẩm này được bán ra với số lượng ngày càng nhiều, chúng được dùng phổ biến ở các quốc gia.
Ưu điểm & tiềm năng phát triển máy Ozone sục rửa thực phẩm dân dụng
Tại Việt Nam, công nghệ Ozone phát triển mạnh mẽ vào những năm 2008, nhưng do sự thiếu hiểu biết công nghệ, quảng cáo thái quá của các đơn vị cung cấp sản phẩm máy sục ozone so với công dụng thực tế dẫn tới hiểu lầm từ người dùng. Chính điều đó ảnh hưởng đến sức phát triển ngành ozone cho tới nay. Trên thực tế, chúng ta không thể bỏ qua các công dụng của máy ozone & những ảnh hưởng tích cực của ozone tới quá trình làm sạch thực phẩm, điều này khẳng định trong việc các tổ chức quốc tế về thực phẩm cũng khuyến cáo nên sử dụng ozone làm sạch thực phẩm, trong đó các ngành công nghiệp từ chế biến thực phẩm đến bảo quản thực phẩm đều có thể sử dụng.
Công nghệ Ozone giúp loại bỏ chất độc hại trên bề mặt, đặc biệt vi khuẩn, nấm mốc, virus hoặc mần bệnh, như Salmonella, tụ cầu Staphylococcus, sán lá gan nhỏ, nấm mốc Aflatoxin, thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng hoặc các hóa chất. Để loại bỏ các loại các nguyên nhân ngộ độc thực phẩm, chỉ cần sục thực phẩm bằng máy ozone trong thời gian 30 phút, sau đó rửa sạch lại bằng nước Ozone hóa (nước sạch được sục ozone), giảm thiểu 80% chất độc hại bề mặt, gần như loại bỏ tuyệt đối vi khuẩn nấm mốc gây ngộ độc thực phẩm.
Nhu cầu sử dụng nước ngọt, nước tinh khiết đóng chai tăng kích thích ngành sản xuất máy ozone lọc nước
Một thực trạng đặt ra tại các khu đô thị đó là sự gia tăng về dân số, điều này đi kèm với nhu cầu cao về nước sinh hoạt cũng như việc xử lý nước thải, xử lý nước sinh hoạt khu đô thị, nước đóng bình, đóng chai và nước ngọt. Theo đó, sử dụng ozone để làm sạch nước, loại bỏ các chất gây mùi, gây màu, diệt khuẩn, khử trùng nước là hệ quả tất yếu.
Tại các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi, công nghệ ozone đang được sử dụng phổ biến để thay thế hoàn toàn clo trong việc làm sạch nước, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân.
Các quy định nghiêm ngặt về chất lượng nước thải công nghiệp tạo điều kiện phát triển cho công nghệ ozone
Khi vấn đề ô nhiễm môi trường diễn ra ngày càng nghiêm trọng, chính phủ các nước đưa ra những quy định khắt khe về chất lượng nước thải công nghiệp đã trở thành lí do để công nghệ ozone tiếp tục phát triển trong tương lai.
Theo ước tính, tỉ lệ phát triển ứng dụng ozone trong đô thị sẽ chiếm phần lớn thị phần, sau đó là lĩnh vực thương mại và công nghiệp. Thực tế, nhiều ngành sản xuất đã áp dụng công nghệ ozone trong việc loại bỏ các hoá chất gây màu, gây mùi, các chất rắn hữu cơ, nồng độ BOD, COD. Ngoài ra, ozone cũng có khả năng làm sạch kim loại nặng như mangan, sắt, …
Công nghệ ozone phát triển mạnh ở châu Á Thái Bình Dương
Máy ozone Dr.Ozone khử trùng nước sinh hoạt tại Vincom Tây Ninh
Châu Á Thái Bình Dương là một trong những khu vực có nhu cầu sử dụng thiết bị làm sạch nước công nghệ ozone lớn nhất trên thế giới. Ước tính, khu vực này chiếm 45% thị phần toàn cầu (Số liệu năm 2019), tiếp đó là Bắc Mỹ và châu Âu. Sự phát triển về kinh tế - xã hội, điển hình là sự gia tăng ngành công nghiệp thực phẩm, đồ uống, oto, y tế, dược phẩm, … là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhu cầu sử dụng thiết bị làm sạch nước công nghệ ozone ở chấu Á Thái Bình Dương gia tăng.
-->> Xem thêm: máy khử độc thực phẩm chính hãng
Chiến lược phát triển của các nhà sản xuất ozone hàng đầu
Với các nhà sản xuất ozone hàng đầu thế giới như: Mitsubishi, Toshiba, Daikin, SUEZ, HSVN Global, Ozone Tech Systems, Primozone, EBARA Technologies, Lenntech, DEL Ozone, METAWATER, ESCO International, Oxyzone, Corotec, Ozonetek, Biotek, Chemtronics, Sewec Ozon, Faraday, Ozone Solutions, Sun-Belt, và Pinnacle bắt đầu đưa ra chiến lược phát triển của riêng mình.
Báo cáo thực tế thì khảo sát thị trường tại Bắc Mỹ (Hoa Kỳ, Canada), châu Âu (Đức, Anh, Pháp, Nga, Ý, Tây Ban Nha), châu Á Thái Bình Dương (Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Nam Triều Tiên, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines), Trung Đông và châu Phi (Ả Rập Saudi, UAE, Ai Cập, Nam Phi), Mỹ La Tinh (Brazil, Argentina, Mexico, Colombia), Việt Nam cho thấy, thiết ozone sử dụng bộ tạo ozone được ưu tiên phát triển hàng đầu, cuối cùng là công nghệ điện phân. Xét theo ứng dụng thực tế, sản phẩm chủ yếu được dùng để xử lý nước bao gồm nước thải đô thị, nước thải công nghiệp, … tiếp đó đến việc khử trùng phòng thí nghiệm, thiết bị y tế; cuối cùng là ứng dụng ozone trong việc làm sạch không khí. Một số lĩnh vực khác cũng sử dụng công nghệ ozone nhưng tỉ lệ không quá cao. Xét theo công suất, dòng máy tạo ozone sản lượng 5mg/h được ưa chuộng hơn hẳn; tiếp đó là sản phẩm có công suất 5mg/h-100mg/h; 100mg/h-1kg/h; 1kg/h-5kg/h; >5kg/h