6 công nghệ nổi bật được dùng để lọc nước
Chia sẻ trên :
Ngoài ô nhiễm không khí, con người còn phải đối mặt với nguồn nước “bẩn”, chứa rất nhiều các chất độc hại. Tình trạng này kéo dài khiến cho nguồn nước sinh hoạt, nước sản xuất và cả nguồn nước ngầm đứng trước nguy cơ bị suy giảm, đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Theo ước tính của Tổ chức Water.org, trên thế giới có khoảng 633 triệu người không được sử dụng nước sạch, tức là cứ 10 người thì có 1 người đang sử dụng nguồn nước không đảm bảo. Chính vì vậy, các nhà khoa học vẫn luôn cố gắng không ngừng để có thể tìm ra những công nghệ mới với hi vọng chúng sẽ làm sạch được nguồn nước mà chúng ta đang có, mang đến cơ hội sử dụng nước sạch nhiều hơn đến với người dân. Bài viết dưới đây cùng các bạn liệt kê 6 công nghệ lọc nước phổ biến trên thị trường hiện nay.
Một ưu điểm nổi bật của công nghệ ozone khi ứng dụng trong việc xử lý nước sinh hoạt đó là việc chúng không để lại chất tồn dư, đồng thời có thể cung cấp nước sạch từ chính nguồn nước trong môi trường. Mặc dù vậy, trước khi tiến hành xử lý nước bằng ozone, nước đầu vào cần phải trải qua các quy trình xử lý khác như màng lọc, bể lắng, …
Ngoài công nghệ ozone, công nghệ UV cũng được ứng dụng vào trong việc xử lý nước ô nhiễm. Thiết bị sử dụng công nghệ này chỉ nhỏ bằng một ngón tay. Chúng thực hiện làm sạch nước bằng việc tạo ra các tia UV nhằm khử độc, khử khuẩn, từ đó làm sạch nguồn nước. Đặc biệt, thời gian thực hiện với công nghệ này giảm xuống một cách đáng kể, giúp người dân nhanh chóng được sử dụng nước sạch. Mặc dù vậy, công nghệ này vẫn tiếp tục được các nhà khoa học nghiên cứu với hi vọng chúng sẽ trở nên hoàn thiện hơn.
Tình trạng người dân bị thiếu nước sạch để dùng không nhất thiết là việc họ sống ở những nơi hạn hán, không có nước mà đôi khi, xung quanh họ có rất nhiều nước nhưng lại là nước bẩn hoặc nước mặn nên không thể sử dụng. Chính vì vậy, người ta đã cho ra đời một chiếc máy xử lý nước biển để tạo thành nước ngọt cho người dân. Thực tế, chiếc máy này dùng năng lượng mặt trời để tạo ra điện trường. Khi điện trường xuất hiện, chúng thực hiện tách các chất có trong nước biển, sản sinh ra nước ngọt. Các chất phụ được tạo thành như muối sẽ được xử lý nhiệt trước khi đưa chúng trở lại biển. Với thiết kế đẹp mắt, thân thiện, thông minh và hoạt động hiệu quả, chiếc máy này đã nhận được sự đánh giá từ nhiều nhà khoa học. Hi vọng trong tương lai, cỗ máy lọc nước biển này sẽ được phát triển rộng rãi, góp phần vào việc mang đến nguồn nước sạch cho người dân.
Sương là một hiện tượng tự nhiên của thời tiết, xa xưa, người ta thường chắt lọc chúng và sử dụng để pha trà. Xuất phát từ phương pháp này, cùng với đặc điểm thời tiết ở sa mạc có đến 6 tháng trong một năm là bị sương mù bao phủ, các nhà khoa học hiện đại đã cho ra đời những tấm lưới lọc sương có kích thước cực kỳ lớn. Sự xuất hiện của những máy lọc sương này đã giúp cho những người dân sống ở sa mạc có được một nguồn nước sạch, một cụm lưới có thể đáp ứng nhu cầu của 400 người dân địa phương, giúp cuộc sống của họ trở nên thuận tiện hơn.
Công nghệ nano không còn là một công nghệ mới với nhiều người vì chúng được dùng để xử lý mùi, làm sạch không khí. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ này mới được các nhà khoa học tìm ra từ năm 2014. Cho đến nay, thiết bị này đã phát triển hơn, góp phần mang đến nguồn nước sạch và an toàn cho người dân.
Thiết bị này được tạo hình giống như một chiếc phao, được đặt ở trong lòng biển. Cứ 3 chiếc phao sẽ được gom thành một hệ thống tạo ra 240 Kilowatt điện, đồng thời, chúng còn được nối với đáy biển bằng bơm thủy lực. Những chiếc bơm này thực hiện nhiệm vụ đẩy nước qua các tua pin. Một phần năng lượng được tạo ra từ sóng biển sẽ được dùng để lọc nước, phần còn lại sẽ được dẫn vào lưới điện của người dân. Với những ưu điểm này, thiết bị lọc nước bằng năng lượng sóng này cùng mang đến 2 lợi ích cho người dân, do đó, chúng đã khẳng định được vai trò của mình và có xu hướng phát triển hơn nữa trong tương lai.
1. Công nghệ ozone
Trong số các dòng sản phẩm có mặt trên thị trường để lọc nước, thiết bị ozone là một trong những chiếc máy được sử dụng và có nhiều người ưa chuộng. Chiếc máy này sử dụng chính lượng oxy có trong không khí để sản xuất ra ozone. Vì ozone có tính oxy hóa mạnh nên chúng nhanh chóng bẻ gãy liên kết của các chất độc hại có trong nguồn nước.
Công nghệ ozone được ứng dụng rất nhiều trong xử lý nước sinh hoạt, nước sản xuất
Một ưu điểm nổi bật của công nghệ ozone khi ứng dụng trong việc xử lý nước sinh hoạt đó là việc chúng không để lại chất tồn dư, đồng thời có thể cung cấp nước sạch từ chính nguồn nước trong môi trường. Mặc dù vậy, trước khi tiến hành xử lý nước bằng ozone, nước đầu vào cần phải trải qua các quy trình xử lý khác như màng lọc, bể lắng, …
2. Công nghệ UV
Chip giúp giảm thời gian xử lý nguồn nước
Ngoài công nghệ ozone, công nghệ UV cũng được ứng dụng vào trong việc xử lý nước ô nhiễm. Thiết bị sử dụng công nghệ này chỉ nhỏ bằng một ngón tay. Chúng thực hiện làm sạch nước bằng việc tạo ra các tia UV nhằm khử độc, khử khuẩn, từ đó làm sạch nguồn nước. Đặc biệt, thời gian thực hiện với công nghệ này giảm xuống một cách đáng kể, giúp người dân nhanh chóng được sử dụng nước sạch. Mặc dù vậy, công nghệ này vẫn tiếp tục được các nhà khoa học nghiên cứu với hi vọng chúng sẽ trở nên hoàn thiện hơn.
3. Năng lượng mặt trời
Cỗ máy khổng lồ thực hiện tách nước bằng điện từ trường với nguồn năng lượng mặt trời
Tình trạng người dân bị thiếu nước sạch để dùng không nhất thiết là việc họ sống ở những nơi hạn hán, không có nước mà đôi khi, xung quanh họ có rất nhiều nước nhưng lại là nước bẩn hoặc nước mặn nên không thể sử dụng. Chính vì vậy, người ta đã cho ra đời một chiếc máy xử lý nước biển để tạo thành nước ngọt cho người dân. Thực tế, chiếc máy này dùng năng lượng mặt trời để tạo ra điện trường. Khi điện trường xuất hiện, chúng thực hiện tách các chất có trong nước biển, sản sinh ra nước ngọt. Các chất phụ được tạo thành như muối sẽ được xử lý nhiệt trước khi đưa chúng trở lại biển. Với thiết kế đẹp mắt, thân thiện, thông minh và hoạt động hiệu quả, chiếc máy này đã nhận được sự đánh giá từ nhiều nhà khoa học. Hi vọng trong tương lai, cỗ máy lọc nước biển này sẽ được phát triển rộng rãi, góp phần vào việc mang đến nguồn nước sạch cho người dân.
4. Công nghệ lọc sương
Lọc sương để cung cấp nguồn nước tại sa mạc khô cằn
Sương là một hiện tượng tự nhiên của thời tiết, xa xưa, người ta thường chắt lọc chúng và sử dụng để pha trà. Xuất phát từ phương pháp này, cùng với đặc điểm thời tiết ở sa mạc có đến 6 tháng trong một năm là bị sương mù bao phủ, các nhà khoa học hiện đại đã cho ra đời những tấm lưới lọc sương có kích thước cực kỳ lớn. Sự xuất hiện của những máy lọc sương này đã giúp cho những người dân sống ở sa mạc có được một nguồn nước sạch, một cụm lưới có thể đáp ứng nhu cầu của 400 người dân địa phương, giúp cuộc sống của họ trở nên thuận tiện hơn.
5. Công nghệ nano
Chip nano sử dụng dụng dòng điện để lọc tách nước
Công nghệ nano không còn là một công nghệ mới với nhiều người vì chúng được dùng để xử lý mùi, làm sạch không khí. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ này mới được các nhà khoa học tìm ra từ năm 2014. Cho đến nay, thiết bị này đã phát triển hơn, góp phần mang đến nguồn nước sạch và an toàn cho người dân.
Với những chiếc máy lọc nước bằng công nghệ nano, chúng gồm có 2 lõi sợi nano, một cục lọc chứa than diệt khuẩn, màng lọc nano Silver và lõi Kation. Bằng các chi tiết này, nguồn nước vào sẽ đi qua các lõi lọc, vi khuẩn, virus, các hạt có kích thước cực kỳ nhỏ sẽ được loại bỏ. Theo đánh giá của các chuyên gia, thiết bị này có thể loại bỏ đến 99% các chất ô nhiễm có trong nước, đồng thời, chúng cũng khá an toàn, và thân thiện với người sử dụng, không để lại chất tồn dư.
6. Năng lượng sóng
Một sản phẩm mới được các nhà khoa học người Úc sáng chế để có được nguồn nước sạch đó là thiết bị sử dụng sóng để tạo ra năng lượng sạch đồng thời chúng còn có khả năng tách muối ra khỏi nước, từ đó biến nguồn nước mặn thành nguồn nước ngọt.
Một phần năng lượng điện tạo ra từ sóng được cung cấp cho máy lọc nước biển
Thiết bị này được tạo hình giống như một chiếc phao, được đặt ở trong lòng biển. Cứ 3 chiếc phao sẽ được gom thành một hệ thống tạo ra 240 Kilowatt điện, đồng thời, chúng còn được nối với đáy biển bằng bơm thủy lực. Những chiếc bơm này thực hiện nhiệm vụ đẩy nước qua các tua pin. Một phần năng lượng được tạo ra từ sóng biển sẽ được dùng để lọc nước, phần còn lại sẽ được dẫn vào lưới điện của người dân. Với những ưu điểm này, thiết bị lọc nước bằng năng lượng sóng này cùng mang đến 2 lợi ích cho người dân, do đó, chúng đã khẳng định được vai trò của mình và có xu hướng phát triển hơn nữa trong tương lai.
Chia sẻ trên :