Ứng dụng của máy ozone trong trồng dâu nuôi tằm
Chia sẻ trên :
Nuôi tằm là một ngành truyền thống của người Việt Nam. Mặc dù vậy, trong một thời gian dài, ngành nghề này đã bị lãng quên, có rất nhiều cơ sở từ bỏ nghề nuôi tằm vì chúng không mang đến lợi ích kinh tế cao cho bà con nông dân. Mặc dù vậy, sau khi nền kinh tế thương mại phát triển, Việt Nam chính thức hội nhập với nền kinh tế thế giới thì trồng dâu nuôi tằm dần được quan tâm trở lại, thậm chí là mang đến nguồn thu nhập lớn cho người nông dân. Để đạt được điều đó, tại các sở nuôi tằm, người ta đã ứng dụng nhiều công nghệ khác nhau ngay từ khâu nuôi tằm, trồng dâu cho đến dệt vải. Trong số các công nghệ đó, công nghệ ozone góp phần vào việc phòng trừ sâu bệnh, từ đó làm tăng năng suất nuôi trồng.
Trồng dâu nuôi tằm đang quay trở lại như một ngành mang lại cơ hội phát triển kinh tế cho người làm nghề
Các bệnh mà tằm thường gặp phải
Theo nghiên cứu của các nhà nông nghiệp, tằm thường gặp phải nhiều căn bệnh khác nhau trong đó có 4 căn bệnh sau:
1. Bệnh nhiễm virus
Khi tằm bị nhiễm virus, chúng có thể dẫn đến bệnh bủng, bệnh nghệ từ đó làm cho tằm bị chết, không sản sinh ra được nhiều tơ. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra căn bệnh này đó là do tằm ăn phải dâu kém chất lượng, ôi, héo, … hoặc cũng có thể là do vết thương trên da gây ra.
2. Bệnh tằm gai
Tằm gai nảy sinh do bào tử ký sinh trùng bệnh gai thâm nhập vào cơ thể tằm thông qua đường tiêu hóa, từ đó chúng sinh sôi trong cơ thể tằm. Khi bị mắc phải căn bệnh này, tằm sẽ phát triển không đều, lột xác kém, … không những thế, căn bệnh này còn có thể lây nhiễm đến trứng ở đời sau, từ đó làm giảm lợi nhuận về kinh tế. Theo các chuyên gia, để có thể phòng trừ bệnh tằm gai, ở các cơ sở sản xuất giống cần được khử trùng phòng, đồng thời sát trùng dụng cụ nuôi tằm.
-->> Xem thêm: máy khử độc thực phẩm
Nuôi tằm, người nông dân phải xử lý được các căn bệnh thường gặp ở tằm
3. Bệnh do vi khuẩn gây ra.
Tằm cũng có thể bị mắc phải những căn bệnh do vi khuẩn gây ra. Một trong số những nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh này đó là do tằm ăn phải dâu kém chất lượng, ôi, héo hoặc phòng nuôi không được sạch, không thông thoáng.
4. Bệnh nấm
Nấm tồn tại trong đồ dùng, trang trại chăn nuôi, trong lá dâu có thể dẫn đến tình trạng tằm bị còi cọc, chết, kém vận động, … làm thiệt hại về kinh tế.
Ứng dụng công nghệ ozone trong nuôi tằm
Với những căn bệnh trên mà tằm thường xuyên gặp phải, người ta nhận thấy rằng việc lựa chọn, làm sạch dâu nuôi tằm, môi trường nuôi cùng như dụng cụ chăn nuôi là hết sức cần thiết. Trong số các phương pháp được áp dụng để loại bỏ các vấn đề này, máy ozone là một công cụ hữu hiệu, được nhiều người nông dân sử dụng.
- Làm sạch lá dâu: Để loại bỏ mầm bệnh, nấm trên lá dâu, người ta có thể phun ozone trực tiếp lên lá dâu hoặc sục vào trong nước rửa lá dâu. Khi đó, không chỉ có nấm, mầm bệnh mà các chất độc hóa học, chất gây ô nhiễm cũng có thể được loại bỏ. Bên cạnh đó, lá dâu cũng trở nên tươi hơn và sử dụng trong một thời gian dài hơn.
- Làm sạch môi trường: Người ta cũng có thể sục ozone vào trong phòng nuôi tằm để làm sạch không khí, loại bỏ những mầm bệnh có thể tồn tại, đồng thời tăng cường oxy cho không gian này.
- Làm sạch dụng cụ nuôi: Để làm sạch các đồ dùng, dụng cụ nuôi tằm, chỉ cần rửa chúng với nước ozone, phần lớn các chất gây hại sẽ được loại bỏ.
Theo đánh giá của chủ cơ sở nuôi tằm, máy ozone công nghiệp không chỉ giúp loại bỏ hiệu quả các nguồn bệnh có thể xảy ra với tằm từ thức ăn, môi trường và dụng cụ chăn nuôi, việc sử dụng chúng cũng tương đối dễ dàng, thân thiện. Với những ưu điểm nổi bật này, công nghệ ozon đã đóng góp một phần tích cực vào trong việc nuôi tằm, đồng hành cũng những người nông dân để nâng cao lợi nhuận kinh tế.
Chia sẻ trên :