Những tác dụng không ngờ từ phần bỏ đi của thực phẩm
Chia sẻ trên :
Trong quá trình chế biến thực phẩm, người ta không thể bỏ qua công đoạn sơ chế. Việc sơ chế được thực hiện bằng việc rửa sạch rau, củ, quả, thịt, cá, … sau đó loại bỏ những phần được cho là dư thừa, già úa, không ngon như vỏ, cuống, hay vảy cá, bì lợn, … Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng lại cho rằng, việc loại bỏ hay giữ lại các phần của thực phẩm đôi khi không hoàn toàn chính xác. Có những phần được giữ lại có thể gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm nhưng có những phần bị bỏ đi lại có những công dụng đặc biệt. Bài viết dưới đây sẽ điểm lại một số phần của thực phẩm bị bỏ đi mà chúng ta không hề biết đến công dụng tuyệt vời của chúng.
Theo đánh giá của chuyên gia dinh dưỡng, trong vảy cá có chứa nhiều lecithin – chất có khả năng tăng cường trí nhớ của não bộ và làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào não. Chưa dừng lại ở đó, trong vảy cá cũng có nhiều axit béo không no, từ đó làm giảm cholesterol trần tích, tăng cường sự lưu thông của máu, giảm thiểu nguy cơ bị bệnh mạch vành của tim, tắc mạch máu não, cao huyết áp, chảy máu não, … Bên cạnh đó, trong vảy cá cũng có nhiều canxi và photpho, từ đó ngăn chặn bệnh còi xương, loãng xương, gãy xương ở trẻ em và người cao tuổi. Một
Trên đây là 4 phần có trong những loại thực phẩm quen thuộc mà không phải ai cũng biết được những công dụng của chúng mà vô tình bỏ đi. Vì là phần vỏ ngoài nên chúng ta cần phải làm sạch phần vỏ thật kĩ để tránh trường hợp những virus, tồn dư hóa học ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ngâm nước muối, rửa dưới vòi nước sạch chỉ loại vỏ được một số trứng sán, chất bẩn, còn để làm sạch thực phẩm tốt hơn, chúng ta có thể sử dụng thiết bị ozone để sục rửa.
Hi vọng rằng, thông qua bài viết này, bạn đọc có thể tích lũy thêm được kiến thức và chế biến các món ăn không chỉ ngon mà còn nhiều chất dinh dưỡng cho các thành viên trong gia đình mình.
9 Lợi ích của rau súp lơ xanh
Việc loại bỏ phần vỏ của một số thực phẩm lại là một sự lãng phí
1. Vỏ cà tím
Cà tím là một loại quả quen thuộc, xuất hiện trong nhiều món ăn khác nhau. Không chỉ ngon, đẹp mà loại quả này còn cung cấp các loại vitamin C, K, B6, chất thiamin, niacin, magie, phốt pho, đồng, chất xơ, axit folic, kali, mangan, chất xơ cho cơ thể. Chính vì vậy, việc sử dụng cá tím thường xuyên sẽ tốt cho quá trình tiêu hóa, giúp giảm cân, phòng chống ung thư, tốt cho xương, cải thiện tình trạng thiếu máu và sức khỏe tim mạch, kiểm soát bệnh tiểu đường, tốt cho nào và đặc biệt là phòng ngừa khuyết tật bẩm sinh.
Vỏ cà tím có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe
Với những công dụng tuyệt vời nêu trên thì việc sử dụng cà tím là sự lựa chọn hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, nhiều người lại có thói quen bỏ vỏ quả cà này vì cho rằng chúng cứng, không ngon hoặc có thể chứa nhiều thuốc sâu. Thực chất, vỏ cà tím có chứa rất nhiều chất xơ, cũng như các chất chống oxy hóa để bảo vệ tế bào não và kiểm soát hàm lượng chất béo. Chính vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các bà nội trợ không nên bỏ vỏ quả cà tím.
2. Vảy cá
Cá là nguồn thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau như protein, lipid, chất béo, vitamin, … Sự góp mặt của các chất này giúp người dùng có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim, giảm nguy cơ bị dị ứng, hạn chế sự suy thoái nhận thức, tốt cho sự phát triển của thai nhi, … Tuy nhiên, nhiều người lại không biết rằng vảy cá cũng có những tác dụng tuyệt vời.
Vảy của cá chứa chất giúp tăng cường trí nhớ
Theo đánh giá của chuyên gia dinh dưỡng, trong vảy cá có chứa nhiều lecithin – chất có khả năng tăng cường trí nhớ của não bộ và làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào não. Chưa dừng lại ở đó, trong vảy cá cũng có nhiều axit béo không no, từ đó làm giảm cholesterol trần tích, tăng cường sự lưu thông của máu, giảm thiểu nguy cơ bị bệnh mạch vành của tim, tắc mạch máu não, cao huyết áp, chảy máu não, … Bên cạnh đó, trong vảy cá cũng có nhiều canxi và photpho, từ đó ngăn chặn bệnh còi xương, loãng xương, gãy xương ở trẻ em và người cao tuổi. Một
3. Bã đậu nành
Bã đậu nành xuất hiện do người ta ép đậu nành để lấy nước, làm sữa đậu nành. Ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, bã đậu nành thường được dùng để làm các món ăn chay, riêng ở Việt Nam, người ta sử dụng để làm thức ăn cho động vật hoặc tận dụng làm phân bón mà không biết rằng trong bã đậu nành có nhiều chất xơ, lại không có cholesteol nên tốt cho bệnh nhân cao huyết áp, bệnh nhân bị máu nhiễm mỡ, chống táo bón, ngăn ngừa ung thư ruột kết, ung thư đại tràng, chống béo phì và bệnh tiểu đường. Không những thế, các chuyên gia dinh dưỡng còn cho rằng trong bã đậu nành có chất isiflavones – chất có khả năng phòng chống nhiều bệnh ung thư và tim mạch. Rõ ràng, bã đậu nành có nhiều công dụng tuyệt vời hơn những gì chúng ta nghĩ. Chính vì vậy, ngay sau khi đọc bài viết này, bạn đọc nên tận dụng bã đậu nành để chế biến thành những món ăn ngon, hấp dẫn và an toàn cho sức khỏe.
Bã đậu nành không chỉ bổ dưỡng mà còn chế biến được những món ăn ngon khác nữa
4. Xơ quýt
Nếu mỗi lần ăn cam, quýt bạn đều có thói quen bỏ hết xơ vì sợ rằng chúng sẽ dắt răng hay tạo cảm giác không ngon miệng, trông không đẹp mắt thì bạn nên thay đổi thói quen đó. Thực tế, các nhà khoa học khẳng định rằng trong xơ quýt, xơ cam có chứa nhiều chất rutin. Khi chất này đi vào cơ thể sẽ tăng cường sự lưu thông của máu, loại bỏ các mảng bám trên thành huyết mạch, từ đó tăng cường sức khỏe cho não bộ, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đột quỵ, ung thư dạ dày, cũng như trị ho, chứng khí trệ kinh lạc, …
Trên đây là 4 phần có trong những loại thực phẩm quen thuộc mà không phải ai cũng biết được những công dụng của chúng mà vô tình bỏ đi. Vì là phần vỏ ngoài nên chúng ta cần phải làm sạch phần vỏ thật kĩ để tránh trường hợp những virus, tồn dư hóa học ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ngâm nước muối, rửa dưới vòi nước sạch chỉ loại vỏ được một số trứng sán, chất bẩn, còn để làm sạch thực phẩm tốt hơn, chúng ta có thể sử dụng thiết bị ozone để sục rửa.
Hi vọng rằng, thông qua bài viết này, bạn đọc có thể tích lũy thêm được kiến thức và chế biến các món ăn không chỉ ngon mà còn nhiều chất dinh dưỡng cho các thành viên trong gia đình mình.
9 Lợi ích của rau súp lơ xanh
Chia sẻ trên :