Những lễ hội mùa xuân không nên bỏ qua vào năm Mậu Tuất 2018 (Phần 2)
Chia sẻ trên :
Sau những lễ hội mùa xuân tại miền Bắc, dưới đây là những lễ hội diễn ra tại miền Trung mà du khách có thể lưu lại để dành thời gian đi tham quan và hòa mình vào trong những lễ hội truyền thống đặc sắc này nhé.
Lễ hội Tây Sơn thu hút sự tham dự của đông đảo du khách thập phương, đặc biệt là những người dân đất võ. Vào ngày mùng 4, các nghi lễ cổ truyền được tổ chức nghiêm trang, cờ lọng, nghi trượng ngợp trời, tiếng trống rền vang khiến du khách cảm nhận được hồn thiêng sông núi tại vùng đất địa linh nhân kiệt này. Sang ngày mồng 5, các tiết mục biểu diễn võ thuật đặc sắc như: Lôi long đao, Song phượng kiếm, Tuyết hoa song kiếm và Lôi phong tuỳ hình kiếm, hay các bài roi như Roi Thái sơn, Roi Hắc đảnh ô sơn … được các võ sư, võ sĩ, nghệ nhân tên tuổi hàng đầu Bình Định biểu diễn và nhận được sự tán thưởng nhiệt liệt của người xem. Chưa dừng lại ở đó, tiết mục nhạc võ Tây Sơn được biểu diễn thần diệu, tác dụng lên lòng trống, vành trống và thân trống bằng cả hai bàn tay, cổ tay, khuỷu tay, cánh tay với một bộ trống gồm 12 chiếc lớn nhỏ khác nhau tạo nên những âm thanh hùng tráng khác lạ khiến người xem như bị lôi cuốn, thúc giục, giúp người xem cảm nhận được khí thế hào hùng, giống như đang đứng giữa trận tuyến, chứng kiến một thế trận thần tốc, tàn bạo.
Mặc dù,chợ Gò Chàm không còn giữ được những đặc điểm xưa kia nhưng vẫn giữ lệ phiên chợ vào ngày 23 và 28 tháng Chạp âm lịch. Những người đến đây không chỉ để mua sắm đồ đạc mà còn để dạo chơi, ăn uống và thiết đãi bạn bè, tạo nên bầu không khí vui nhộn, tấp nập, rộng ràng. Đặc biệt, khi đến với chợ Gò Chàm vào ngày tết, người đi chợ có thể mua được tất cả các món đồ cần thiết cho ngày tết như: Gà thiến, thịt trâu, bò, dê, cừu, ngan, ngỗng, chim, … và cả những chậu cây cảnh bắt mắt.
Lễ hội được tổ chức ở làng Cảnh Dương, Quảng Bình vào tháng khởi đầu của vụ cá Nam (tháng 4, tháng 5 Âm lịch). Tham gia cuộc bơi có 4 thuyền với 4 màu sắc: Xanh, đỏ, tím, vàng. Mỗi thuyền có 8 đến 12 người trong đó, có 2 người chèo lái, một người đánh nhịp, một người tát nước và một người chạy thẻ. Trước khi bắt đầu cuộc đua thuyền, cuộc chạy thẻ tiếp xúc được tổ chức từ sân Đình lớn xuống bến đậu thuyền. Người của thuyền nào xuống trước thì thuyền được xuất phát trước. Đường bơi cả đi lẫn về dài chừng 2km, theo dọc sông Ròn, đến gần cửa lạch thì ngược lên. Cả ngày có 5 vòng bơi trong đó có 1 vòng vào buổi sáng và 4 vòng vào buổi chiều. Hội thi bơi thuyền diễn ra trong không khí hân hoan của người thi cũng như những người cổ vũ ở 2 bên bờ sông, tạo nên một không khí náo nhiệt với tiếng reo hồ rộn vang, thể hiện niềm mong muốn 1 vụ cá mới bội thu, 1 cuộc sống no đủ, hạnh phúc, và cũng là sự kiện văn hóa tâm linh độc đáo.
Lễ hội làng Sình được tổ chức vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Tương truyền, lễ hội này đã có lịch sử hơn 200 năm và phát triển liên tục cho đến nay. Những người tham gia đấu vật có thể đến từ nhiều vùng miền khác nhau, các đô vật sẽ thi đấu theo thể thức vòng tròn, các đô vật phải khiến cho 3 đối thủ của mình bị trắng lưng hoặc trắng bụng. Vượt qua vòng đấu loại là vòng bán kết và cuối cùng là chung kết. Người thắng cuộc chung kết không chỉ giành giải vô địch mà còn được hưởng một khoản tiền thưởng nhất định. Ban tổ chức cũng quy định các đô vật không được ra các đòn mạo hiểm như bẻ, vặn, khóa trái khớp, tấn công bằng đầu, bấm các huyệt, nắm tóc, tấn xông vào hạ bộ, yết hầu, mắt, … Đặc biệt, khi đô vật của lành nào bị thua sẽ được quyền tiếp sức bởi một người khác cùng làng.
Để tưởng nhớ công ơn của Mai Hắc Đế và các tướng sĩ, nhân dân đã lập đền Vua Mai. Cho đến nay, vào ngày 13 đến 15 tháng Giêng hàng năm, nhân dân vẫn tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công ơn của vị vua này. Lễ rước là một nghi lễ quan trọng, mang đậm bản sắc của lễ hội vùng tả ngạn sông Lam. Có 4 đoàn rước bao gồm đoàn từ Nam Thái (nơi có mộ mẹ Vua), đền Nậm Sơn (nơi thờ tứ trụ triều đình), đền Vua Mai và đền Khả Lãm (Nam Thượng), các đoàn rước gặp nhau tại đền Vua Mai. Trong đoàn rước, người dân mặc những trang phục rực rỡ, mang theo cờ, kiệu, lọng, trống rộn ràng, vui nhộn. Ngoài lễ rước, người ta còn tiến hành các lễ khai quang, yết cao, dâng hương, đại tế, lễ tạ, … Bên cạnh phần lễ, lễ hội đền Vua Mai còn có các trò chơi dân gian như chọi gà, đấu vật, đu tiên, chơi cờ người, … Đặc biệt, tối ngày 14, du khách sẽ được thưởng thức vở cải lương “Mai Hắc Đế” nhằm tái hiện bối cảnh lịch sử của 13 thế kỷ trước, từ khi vua chào đời cho đến lúc trở thành vị anh hùng dân tộc, đánh đuổi giắc ngoại xâm.
Xem thêm các lễ hội đầu xuân >> Những lễ hội mùa xuân không nên bỏ qua năm Mậu Tuất 2018
1. Lễ hội Tây Sơn – Bình Định (5/1 Âm lịch)
Cùng với lễ hội Gò Đống Đa tại Hà Nội, ở vùng đất võ Bình Định cũng tổ chức lễ hội Tây Sơn tại Bảo tàng Quang Trung, thị trấn Phú Phong, Tây Sơn vào các ngày mùng 4 và mùng 5 tháng Giêng hàng năm để tưởng nhớ tới công ích lẫy lừng của các thủ lĩnh trong phong trài Tây Sơn và đặc biệt là vua Quang Trung – Nguyễn Huệ, đồng thời cũng để kỉ niệm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống đa đánh bại quân Thanh xâm lược.
Lễ hội Tây Sơn tại đất võ Bình Định
Lễ hội Tây Sơn thu hút sự tham dự của đông đảo du khách thập phương, đặc biệt là những người dân đất võ. Vào ngày mùng 4, các nghi lễ cổ truyền được tổ chức nghiêm trang, cờ lọng, nghi trượng ngợp trời, tiếng trống rền vang khiến du khách cảm nhận được hồn thiêng sông núi tại vùng đất địa linh nhân kiệt này. Sang ngày mồng 5, các tiết mục biểu diễn võ thuật đặc sắc như: Lôi long đao, Song phượng kiếm, Tuyết hoa song kiếm và Lôi phong tuỳ hình kiếm, hay các bài roi như Roi Thái sơn, Roi Hắc đảnh ô sơn … được các võ sư, võ sĩ, nghệ nhân tên tuổi hàng đầu Bình Định biểu diễn và nhận được sự tán thưởng nhiệt liệt của người xem. Chưa dừng lại ở đó, tiết mục nhạc võ Tây Sơn được biểu diễn thần diệu, tác dụng lên lòng trống, vành trống và thân trống bằng cả hai bàn tay, cổ tay, khuỷu tay, cánh tay với một bộ trống gồm 12 chiếc lớn nhỏ khác nhau tạo nên những âm thanh hùng tráng khác lạ khiến người xem như bị lôi cuốn, thúc giục, giúp người xem cảm nhận được khí thế hào hùng, giống như đang đứng giữa trận tuyến, chứng kiến một thế trận thần tốc, tàn bạo.
2. Chợ Tết Gò Chàm – Bình Định
Chợ Gò Chàm nằm trên một vùng đất cao, phía bắc giáp sông cầu Chàm, phía tây sát quốc lộ 1. Xưa kia, khu chợ này có tên chữ là Lam Kiều thị vì trồng nhiều cây chàm để nhuộm vải. Ngày nay, khu vực này đã có nhiều nhà cửa mọc lên, không còn dấu vết của một ngôi chợ lớn nhưng chiếc cầu bắc qua đây vẫn mang tên “Cầu Chàm”, chợ Gò Chàm cũng được dời đến sát thị trấn và đổi tên thành chợ Bình Định.
Lễ hội chợ Gò Chàm
Mặc dù,chợ Gò Chàm không còn giữ được những đặc điểm xưa kia nhưng vẫn giữ lệ phiên chợ vào ngày 23 và 28 tháng Chạp âm lịch. Những người đến đây không chỉ để mua sắm đồ đạc mà còn để dạo chơi, ăn uống và thiết đãi bạn bè, tạo nên bầu không khí vui nhộn, tấp nập, rộng ràng. Đặc biệt, khi đến với chợ Gò Chàm vào ngày tết, người đi chợ có thể mua được tất cả các món đồ cần thiết cho ngày tết như: Gà thiến, thịt trâu, bò, dê, cừu, ngan, ngỗng, chim, … và cả những chậu cây cảnh bắt mắt.
3. Hội Bơi trải - làng Cảnh Dương, Quảng Bình
Bơi trải là một hoạt động văn hóa đặc sắc, thân thuộc với người Việt, đặc biệt là những vùng sông nước. Hoạt động này được tổ chức để tưởng nhớ đến các vị thần, cầu siêu cho các vong hồn trên sông và cũng là ngày hội vui chơi, biểu diễn các kỹ thuật nghề sông nước. Hội Bơi trải ở Quảng Bình cũng mang ý nghĩa thiêng liêng như thế.
Lễ hội được tổ chức ở làng Cảnh Dương, Quảng Bình vào tháng khởi đầu của vụ cá Nam (tháng 4, tháng 5 Âm lịch). Tham gia cuộc bơi có 4 thuyền với 4 màu sắc: Xanh, đỏ, tím, vàng. Mỗi thuyền có 8 đến 12 người trong đó, có 2 người chèo lái, một người đánh nhịp, một người tát nước và một người chạy thẻ. Trước khi bắt đầu cuộc đua thuyền, cuộc chạy thẻ tiếp xúc được tổ chức từ sân Đình lớn xuống bến đậu thuyền. Người của thuyền nào xuống trước thì thuyền được xuất phát trước. Đường bơi cả đi lẫn về dài chừng 2km, theo dọc sông Ròn, đến gần cửa lạch thì ngược lên. Cả ngày có 5 vòng bơi trong đó có 1 vòng vào buổi sáng và 4 vòng vào buổi chiều. Hội thi bơi thuyền diễn ra trong không khí hân hoan của người thi cũng như những người cổ vũ ở 2 bên bờ sông, tạo nên một không khí náo nhiệt với tiếng reo hồ rộn vang, thể hiện niềm mong muốn 1 vụ cá mới bội thu, 1 cuộc sống no đủ, hạnh phúc, và cũng là sự kiện văn hóa tâm linh độc đáo.
4. Lễ hội làng Sình – Huế (9-10/1 Âm lịch)
Làng Sình nằm tại xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, thành phố Thừa Thiên Huế. Đây là một ngôi làng có tinh thần thượng võ, chính vì thế, lễ hội tại ngôi làng này khác hẳn với những ngôi làng khác với hoạt động chính là đấu vật. Lễ hội này không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, giúp dân khỏe, làng yên, mùa màng tươi tốt, người dân hạnh phúc mà còn tạo cơ hội để người dân được vui chơi, kích thích việc rèn luyện sức khỏe, lòng dũng cảm, sự tự tin, mưu trí với những người trẻ tuổi.
Lễ vật làng Sình
Lễ hội làng Sình được tổ chức vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Tương truyền, lễ hội này đã có lịch sử hơn 200 năm và phát triển liên tục cho đến nay. Những người tham gia đấu vật có thể đến từ nhiều vùng miền khác nhau, các đô vật sẽ thi đấu theo thể thức vòng tròn, các đô vật phải khiến cho 3 đối thủ của mình bị trắng lưng hoặc trắng bụng. Vượt qua vòng đấu loại là vòng bán kết và cuối cùng là chung kết. Người thắng cuộc chung kết không chỉ giành giải vô địch mà còn được hưởng một khoản tiền thưởng nhất định. Ban tổ chức cũng quy định các đô vật không được ra các đòn mạo hiểm như bẻ, vặn, khóa trái khớp, tấn công bằng đầu, bấm các huyệt, nắm tóc, tấn xông vào hạ bộ, yết hầu, mắt, … Đặc biệt, khi đô vật của lành nào bị thua sẽ được quyền tiếp sức bởi một người khác cùng làng.
5. Lễ hội đền Vua Mai – Nghệ An (13-15/1 Âm lịch)
Vua Mai Hắc Đế có tên thật là Mai Thúc Loan, ông là người làng Mai Phụ (Lộc Hà, Hà Tĩnh) nhưng sinh ra và lớn lên tại thôn Ngọc Trừng, xã Đông Liệt (Nay là Nam Thái) thuộc Nam Đàn, Nghệ An. Từ nhỏ, vua đã mồ côi cả cha và mẹ, nhờ có sức khỏe và trí thông minh, lại giỏi võ nên khi lớn lên trong thời buổi nhà Đường thống trị, ông đã thấu hiểu được nổi cơ cực, uất ức của người dân và đứng lên lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi. Năm 713, Mai Hắc Đế lên làm vua và cho ra đời triều đình Vạn An. Sau 10 năm, triều đình Vạn An không chống lại được giặc phương Bắc và bị đô hộ trở lại.
Lễ hội đền vua Mai thu hút rất nhiều du khách thập phương
Để tưởng nhớ công ơn của Mai Hắc Đế và các tướng sĩ, nhân dân đã lập đền Vua Mai. Cho đến nay, vào ngày 13 đến 15 tháng Giêng hàng năm, nhân dân vẫn tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công ơn của vị vua này. Lễ rước là một nghi lễ quan trọng, mang đậm bản sắc của lễ hội vùng tả ngạn sông Lam. Có 4 đoàn rước bao gồm đoàn từ Nam Thái (nơi có mộ mẹ Vua), đền Nậm Sơn (nơi thờ tứ trụ triều đình), đền Vua Mai và đền Khả Lãm (Nam Thượng), các đoàn rước gặp nhau tại đền Vua Mai. Trong đoàn rước, người dân mặc những trang phục rực rỡ, mang theo cờ, kiệu, lọng, trống rộn ràng, vui nhộn. Ngoài lễ rước, người ta còn tiến hành các lễ khai quang, yết cao, dâng hương, đại tế, lễ tạ, … Bên cạnh phần lễ, lễ hội đền Vua Mai còn có các trò chơi dân gian như chọi gà, đấu vật, đu tiên, chơi cờ người, … Đặc biệt, tối ngày 14, du khách sẽ được thưởng thức vở cải lương “Mai Hắc Đế” nhằm tái hiện bối cảnh lịch sử của 13 thế kỷ trước, từ khi vua chào đời cho đến lúc trở thành vị anh hùng dân tộc, đánh đuổi giắc ngoại xâm.
Xem thêm các lễ hội đầu xuân >> Những lễ hội mùa xuân không nên bỏ qua năm Mậu Tuất 2018
Chia sẻ trên :