Nhà sản xuất thiết bị làm sạch hàng đầu tại Việt Nam

Những điều bạn chưa biết về công nghệ ozone

Chia sẻ trên :
Ozone từ lâu đã được biết đến là một chất tồn tại trong khí quyển, có vai trò ngăn chặn các tia bức xạ từ Mặt trời để bảo vệ con người. Bên cạnh đó, người ta còn biết đến chất khí này như một chất để khử trùng môi trường, loại bỏ vi khuẩn, virus, chất hóa học, … Với khả năng xử lý chất gây hại đến 99% trong thời gian ngắn, công nghệ ozone đã được nhiều người tin dùng và sử dụng. Đặc biệt, trong ngành chế biến thực phẩm, ozone được biết đến là một chất khí có khả năng khử trùng mạnh mẽ, giúp loại bỏ độc tố, làm tươi thực phẩm và bảo quản chúng lâu hơn. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đọc điểm qua lại những vấn đề liên quan đến công nghệ này.

ứng dụng của khí ozone

Ozone ngày càng được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi hơn

1. Lịch sử ứng dụng công nghệ ozone trong chế biến thực phẩm trên thế giới


Ozone được các nhà khoa học tìm ra từ năm 1785, cho đến năm 1873 được phát hiện có khả năng diệt khuẩn. Từ đó, chất khí này bắt đầu được nghiên cứu và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Các mốc thời gian dưới đây đánh dấu những thời điểm mà công nghệ này được ứng dụng:
  • 1906: Ozone được sử dụng để cung cấp nước uống an toàn ở Nice, Pháp;
  • 1910: Lần đầu tiên công nghệ ozone được ứng dụng trong nhà máy đóng gói thịt tại Đức;
  • 1918: Ozone được sử dụng để khử trùng bể bơi ở Hoa Kỳ;
  • 1936: Ozon được sử dụng để khử trùng nước nuôi tôm hùm ở Pháp;
  • 1942: Ôzôn được sử dụng trong phòng bảo quản trứng và trong các cơ sở lưu kho pho mát ở Hoa Kỳ;
  • 1972: Ozone được sử dụng để làm nước khử trùng ở Đức;
  • 1977: Ozone đã sử dụng để giảm Salmonella (một loại vi trùng gây bệnh đường ruột) trong vỏ trứng ở Nga;
  • 1982: Ozone được tổ chức GRAS (Giấy chứng nhận của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) đối với nước đóng chai tại Hoa Kỳ - Tái khẳng định vào năm 1995
  • 2001:  FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) công nhận ozon như một chất phụ gia có thể giết mầm bệnh thực phẩm.
  • 2001: Dịch vụ Kiểm tra và An toàn Thực phẩm (FSIS) tuyên bố chấp nhận được đối với gia cầm và các sản phẩm từ thịt.

2. Công nghệ ozone được ứng dụng rộng rãi trong khử độc thực phẩm


Ozone ứng dụng trong khử độc thực phẩm
Ozone được ứng dụng trong bảo quản và khử độc thực phẩm cả ở quy mô gia đình và công nghiệp

Ozone đã được chứng minh là có khả năng tiêu diệt nhiều loại vi sinh vật như vi khuẩn, nấm men, ký sinh trùng và virut. Chúng cũng có thể oxy hóa các hợp chất hữu cơ tự nhiên và các chất tổng hợp như chất tẩy rửa, chất diệt cỏ và thuốc trừ sâu có mặt trên bề mặt thực phẩm. Chính vì vậy, Ozone đã được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. 
Đối với việc bảo quản và chế biến thực phẩm, người ta sử dụng máy ozone khử trùng môi trường, làm sạch thực phẩm giúp chúng trở nên tươi lâu hơn. 

Trong quá trình ứng dụng công nghệ ozone trong việc chế biến và bảo quản thực phẩm, người ta lo ngại rằng thiết bị ozone có thể làm ảnh hưởng đến các thành phần có trong thịt, rau, quả, làm biến đổi chất. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn chưa có nghiên cứu nào đưa ra kết quả cụ thể. 
Các nhà khoa học khuyên rằng, trong quá trình bảo quản thịt, cá cũng như rau, củ, quả trong phòng đông lạnh, nên sử dụng ozone ở nồng độ từ 2 đến 3 ppm trong điều kiện nhiệt độ là 00C. Khi có sự xuất hiện của ozon, những thực phẩm này có thể kéo dài thời gian bảo quản lên 12 ngày (40%). 

Một loạt các nghiên cứu được tiến hành về việc ứng dụng công nghệ ozone vào trong chế biến và bảo quản hải sản đã khẳng định rằng ozon không ra ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng của thực phẩm. Ngược lại, chúng còn làm ức chế quá trình thủy phân lipit, giúp thực phẩm được tươi lâu hơn.
Người ta còn ứng dụng công nghệ ozone trong nhiều lĩnh vực khác như khử trùng hệ thống nuôi trồng thủy sản nước ngọt, khử trùng nước, loại bỏ các chất gây mùi, giảm bọt, giảm chất nhờn trên cá.

3. Quy định của các quốc gia về việc ứng dụng ozone trong ngành thực phẩm

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, người ta đã chấp nhận ozon như một chất tẩy rửa thực phẩm hiệu quả và an toàn, cho phép người dân sử dụng chúng một cách rộng rãi. Cụ thể như sau:
  • Tại Mỹ, tổ chức FDA (Cục quả lý thực phẩm và dược phẩm) đã phê chuẩn việc sử dụng ozone như một chất để loại bỏ vi khuẩn, chất độc hại trên bề mặt thực phẩm vào năm 2001. Cũng trong năm này, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã công nhận ozone như một loại thuốc kháng khuẩn có thể sử dụng trực tiếp trên thịt, gia cầm, cá, …
  • Tại Nhật Bản, chính phủ cũng cho phép sử dụng trực tiếp ozone vào trong việc làm sạch thực phẩm. Những người ngư dân được phép rửa cá tươi, ướp đá ozone trong quá trình lưu trữ và vận chuyển vào bờ.
  • Tại Canada, Cơ quan Kiểm tra thực phẩm (CFIA) cũng cho phép việc sử dụng ozon để làm sạch bề mặt thực phẩm.
  • Tại Australia, vào năm 1996, chính phủ cho phép sử dụng ozon đối với tất cả các loại thực phẩm.
  • Tại Na Uy, các trang trại nuôi trồng thuỷ sản và các nhà máy chế biến sử dụng ozon để bảo quản cá.
Như vậy, công nghệ ozone không chỉ được ứng dụng trong việc xử lý nước thải, khử trùng môi trường mà còn có công dụng hữu hiệu trong việc chế biến và bảo quản thực phẩm. Tại Việt Nam, công nghệ này, cụ thể hơn là máy ozon cũng được ứng dụng nhưng lại có nhiều ý kiến trái chiều, một số người lo ngại về việc chúng sẽ gây hại cho người sử dụng. Mặc dù vậy, theo ý kiến của các chuyên gia, việc người dân không được hướng dẫn sử dụng đúng cách mới dẫn đến sai lầm, nếu ozon được ứng dụng đúng, sẽ mang đến những lợi ích bất ngờ. Hi vọng rằng, trong tương lai, ô zôn sẽ được ứng dụng rộng rãi hơn và phát huy được những thế mạnh của mình trong ngành thực phẩm nói riêng và những lĩnh vực của đời sống nói chung.
 
Chia sẻ trên :

Bài viết khác

Công nghệ ozone có thể làm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh lao

Lao là một trong những căn bệnh nguy hiểm, với những biến chứng nghiêm trọng khiến khoảng 2 triệu người chết mỗi năm trên toàn thế giới. Căn bệnh này lây lan một cách nhanh chóng từ người này sang người khác qua con đường hô hấp

Vòi nước công cộng-Nước chất lượng cao tại Tokyo Nhật Bản

Tại Nhật Bản, không khó để bạn bắt gặp hình ảnh người dân uống nước từ vòi công cộng, điều này gây ngạc nhiên với vô số du khách nước ngoài đặt chân đến xứ sở hoa anh đào. Được biết nhà máy nước Tokyo sử dụng công nghệ hàng đầu và duy trì các tiêu chuẩn cao nhất để đảm bảo nước máy sạch, an toàn và ngon miệng cho cư dân thành phố. Để một giọt nước đến được tay người dân, nó đã phải trải qua 51 tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đề ra.

Ứng dụng công nghệ ozone trong ngành sản xuất lông vũ

Tại sao phải sử dụng công nghệ ozone trong ngành sản xuất lông vũ, những ưu điểm và nhược điểm nổi bật công nghệ ozone.

Đảm bảo sự an toàn của thực phẩm bằng ozone

ozone chắc chắn là giải pháp tuyệt vời để đảm bảo an toàn cho con người cũng như nguồn lương thực thế giới.

7 câu hỏi thường gặp về ozone bạn cần biết

Ozone là chất khí được tạo ra từ ánh sáng mặt trời, tia cực tím và sét và thường được gọi là chất tẩy uế tự nhiên. Trên thực tế, ozon có mùi đặc biệt, tương tự như mùi sau cơn mưa mùa hè.

Những điều bạn chưa biết về công nghệ ozone

Công nghệ ozone nói chung, cụ thể hơn là các thiết bị tạo ozone, máy tạo ozone công nghiệp có lich sử và những quy định sử dụng như thế nào, bạn hãy cùng tham khảo

Ozone loại bỏ vi khuẩn trên thịt bò

Công nghệ ozone ứng dụng trong khử trùng, khử độc, làm sạch thực phẩm đã thể hiện được chỗ đứng trong ngành công nghiệp thực phẩm. Mơi đây là tác dụng tiêu diệt khuẩn ecoli.

Máy khử mùi bằng ozon có an toàn? - Câu trả lời đích xác từ chuyên gia, bạn không nên bỏ qua

Ozone không chỉ biết đến là tầng khí bảo vệ Trái đất khỏi tia Uv từ Mặt trời, chúng còn được chứng minh có khả năng làm bất hoạt các loại vi sinh vật gây hại nhưng cũng là chất khí con người không nên hít thở trực tiếp. Vậy việc ứng dụng ozone mang đến những lợi ích gì cho con người?

messHợp tác zaloChat Zalo showrommShowroom callGọi ngay