Nhà sản xuất thiết bị làm sạch hàng đầu tại Việt Nam
Sắp xếp theo
Lọc
Lọc tìm kiếm

Công nghệ

Tầng hầm là một trong những chi tiết không thể thiếu trong các bản vẽ thiết kế toà nhà cao tầng, đặc biệt là chung cư, trung tâm thương mại. Chúng không chỉ được sử dụng để làm nơi để xe, lưu trữ hàng hoá mà còn được tận dụng để làm nơi mua sắm, giải trí. Sự xuất hiện của tầng hầm đã giúp các nhà quản lý giải quyết tốt hơn vấn đề về diện tích xây dựng, không gian sống cho người dân. Tuy nhiên, đây lại là nơi lưu trữ lượng lớn chất gây mùi và cần được khắc phục kịp thời.

Giải pháp xử lý mùi trong các tầng hầm

Khử mùi tầng hầm

Nhiều giải pháp xử lý mùi trong các tầng hầm được đặt ra, trong đó, việc lắp đặt hệ thống thông gió HVAC được áp dụng trong hầu hết các toà chung cư, trung tâm thương mại, bệnh viện, … Mặc dù vậy, HVAC chỉ hỗ trợ việc giảm thiểu sự tích tụ của chất gây ô nhiễm, các vấn đề về radon, mùi cống rãnh, ẩm mốc, khí thải phương tiện giao thông vẫn không được xử lý triệt để.

Công nghệ khử mùi bằng UV

UV là một phương pháp khử trùng & khử mùi hiệu quả được ứng dụng trong xử lý mùi khí thải công nghiệp, khử trùng không khí trong y tế. Công nghệ UVC kết hợp với Ozone là một giải pháp mới mang tới sản phẩm thiết bị lọc không khí tầng hầm Dr.Air TH4000.

Khử mùi tầng hầm

Làm sạch không khí bị động bằng năng lượng ánh sáng UVC

Không khí bao gồm chất ô nhiễm, vi khuẩn, mùi hôi, bào tử được quạt hút công nghiệp công suất 4000m3/h hút đưa qua hệ thống đèn UVC cường độ cao. Quá trình diễn liên tục, không khí liên tục được làm sạch, mùi được xử lý một cách bị động khi đi qua hệ thống đèn UV.

Khử mùi & diệt khuẩn làm sạch không khí tầng hầm 1 cách chủ động

Thiết bị làm sách không khí Dr.Air TH4000 sử dụng công nghệ Ozone, sử dụng cường độ ánh sáng UV để tạo ra phân tử Ozone. Vì ozone là chất khí, có tính oxy hoá khử mạnh nên khi được đưa vào không gian, chúng nhanh chóng lan toả và phản ứng với chất gây mùi. Kết quả là sản phẩm mới sinh ra an toàn và thân thiện hơn, giảm thiểu tối đa mức gây hại cho con người. Đối với nấm mốc, vi khuẩn, ozone tác động đến các lớp màng, khiến chúng không thể thực hiện quá trình trao đổi chất, cuối cùng bị tiêu diệt. Thiết bị sản sinh ozone có thể được lắp đặt trực tiếp trong các tầng hầm, hoặc dẫn truyền vào trong hệ thống thông gió và đi tới các khu vực khác nhau.

Các nguyên nhân dẫn đến vấn đề về mùi trong tầng hầm

Một cuộc nghiên cứu, đánh giá về mức độ ô nhiễm của nhà xe được thực hiện bởi Viện Tiêu chuẩn và Kỹ thuật Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy, sự tồn tại của các chất gây ô nhiễm trong nhà xe ảnh hưởng tiêu cực đến IAQ (Chất lượng không khí trong nhà). Trên thực tế, mùi trong tầng hầm xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Các chất gây mùi cùng tồn tại, kết hợp để tạo thành một loại mùi đặc trưng. Những chất gây ô nhiễm hàng đầu phải kể đến gồm:

Khí thải từ phương tiện giao thông

Khi các phương tiện giao thông ra vào liên tục, sự xuất hiện của khí thải tại các tầng hầm là điều không thể tránh khỏi. Chất khí phổ biến nhất bao gồm CO2, CH4, N20, CO, Benzen, … Đây đều là các chất độc hại, dễ xâm nhập vào trong cơ thể con người và có thể để lại vấn đề nghiêm trọng cho sức khoẻ, làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư. Cần lưu ý rằng, sự tồn tại của chất gây ô nhiễm trong hầm để xe chịu ảnh hưởng bởi thời tiết. Vào những ngày mùa đông, lượng khí carbon monoxide (CO), carbon dioxide (CO2), các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) tồn tại ở nồng độ cao hơn so với những ngày mùa hè.

Ẩm mốc

Tầng hầm ẩm thấp chính là môi trường lý tưởng để nấm mốc sinh sôi. Bất kỳ loại nấm mốc nào tồn tại trong không khí cũng có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp. Các triệu chứng sức khỏe điển hình liên quan đến việc hít phải bào tử nấm mốc bao gồm chảy nước mũi, hắt hơi, ho, chảy nước mắt, da khô, ngứa. Những người từng có tiền sử bị các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn khi hít phải bào tử nấm mốc sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nguy hiểm hơn.  

Cống thoát nước

Khí trong cống thoát nước không chỉ chứa mêtan, amoniac và hydro sunfua mà chúng còn bao gồm dung môi và các hóa chất khác. Đây đều là chất độc hại, gây ra các hệ quả nghiêm trọng cho sức khoẻ của con người như: Tác động đến hệ thần kinh gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, việc tiếp xúc lâu dài có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng cho hệ hô hấp, …

Thiếu thông gió

Khi bước vào tầng hầm, đa số mọi người đều cảm thấy ngột ngạt. Điều này xảy ra là do sự kém lưu thông không khí, các chất ô nhiễm tồn tại và tích trữ lâu ngày mà không thể giải phóng ra bên ngoài. Những người có tiền sử bệnh hen suyễn hoặc gặp phải các đề về đường hô hấp, nếu ở trong tầng hầm một thời gian dài sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. 

Radon

Khí radon, được tạo ra do sự phân rã phóng xạ của uranium, có trong đất, đá và thậm chí trong không khí. Với số lượng nhỏ, radon không gây nguy hiểm cho sức khỏe, nhưng khi nó tập trung trong một môi trường kín như tầng hầm thì sẽ để lại hậu quả đáng lo ngại. Radon có xu hướng thấm qua các vết nứt của tầng hầm sau đó có thể bị mắc kẹt trong một tầng hầm thông gió kém và tác động trực tiếp đến sức khoẻ con người. 

Ngoài các yếu tố kể trên, sự xuất hiện của các loài côn trùng, tình trạng rò rỉ đường ống dẫn nước hay sự kém lưu thông không khí cũng khiến vấn đề về mùi trở nên nghiêm trọng hơn trong các tầng hầm. 

messHợp tác zaloChat Zalo showrommShowroom callGọi ngay