Sự ra đời của công nghệ ozone
Chia sẻ trên :
Từ lâu, ozone đã được biết đến là chất khí tồn tại trong tự nhiên, được tạo thành do tia sét tác động vào oxy có sẵn trong khí quyển. Tuy nhiên, người ta luôn cho rằng ozone là một loại khí độc, ngay cả khi nó có một nồng độ rất nhỏ. Suy nghĩ này chỉ được thay đổi khi công nghệ ozone ra đời.
Christian Friedrich Schönbein – một nhà khoa học người Đức đã xác định ozone là một loại chất riêng biệt vào năm 1840. Bằng các thí nghiệm về điện và dòng điện của mình, ông nhận thấy rằng sau mỗi lần có dòng điện phát ra, có một loại mùi rất giống với mùi khi bầu trời có sét đánh và đã đặt tên cho mùi đó là “ozone” (theo tiếng Hy Lạp, “ozone” nghĩa là “mùi”). Mặc dù vậy, nhà khoa học này vẫn chưa thể tìm ra những tính chất đặc trưng của loại khí này, ông chỉ nhận thấy rằng, khi “mùi ozone” xuất hiện, có một số chất khí khác được tạo ra.
Cho đến năm 1865, nhà khoa học Sore đã xác định được công thức hóa học của ozone là O3 đồng thời cũng đã tìm ra nguyên lý tạo thành của ozone. Khí có một dòng điện trường chạy qua không khí, phân tử oxy (O2) bị phá vỡ liên kết thành 2 nguyên tử O. Các nguyên tử O này sẽ tạo thành một liên kết yếu với oxy thông thường để tạo thành ozon (O3). Điều này giống như tác động của các tia sét ở bầu khí quyển.
Công nghệ ozone được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực
Sau khi công nghệ ozone được công bố, người ta đã nhanh chóng áp dụng chúng ở nhiều lĩnh vực khác nhau trên thế giới như:
- Quốc gia đầu tiên sử dụng ozone để làm sạch nước uống và nước thải đó là Pháp. Vào năm 1906, thành phố Nice đã chính thức sử dụng công nghệ ozone và đạt được những thành quả đáng mừng.
- Đến năm 1982, công nghệ ozone đã được ứng dụng trong việc tinh chế nước đóng chai ở nhiều quốc gia.
- Năm 1984, các hồ bơi của Thế vận hội Olympic đã được khử trùng bằng ozon, từ đó, hầu hết các địa điểm tổ chức Olympic đều áp dụng công nghệ này.
- Ozone không chỉ được áp dụng trong việc làm sạch nước, môi trường của con người mà người ta còn sử dụng để làm sạch môi trường tại vườn thú, hồ cá thương mại trên toàn thế giới.
- Năm 2001, FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) đã chính thức cho phép sử dụng ozon trong ngành chế biến thực phẩm
- 65 năm qua, công nghệ ozone cũng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực sản xuất, làm đẹp, …
Chia sẻ trên :