Nhà sản xuất thiết bị làm sạch hàng đầu tại Việt Nam

Có nên khử trùng nước bằng máy tạo khí ozone?

Chia sẻ trên :
Công nghệ ozone đã được các nhà khoa học trên thế giới tìm ra và ứng dụng từ nhiều năm trước đây. Một trong những lĩnh vực được nhiều người áp dụng nhất đó chính là khử trùng nước. Mặc dù vậy, ở Việt Nam, công nghệ này mới được phát triển và ứng dụng trong một vài năm trở lại đây, do đó, có không ít người vẫn nghi ngờ về tính năng của thiết bị này cũng như lo ngại về hệ quả mà chúng có thể gây ra. Để giúp bạn đọc hiểu hơn về ưu điểm của công nghệ ozone, cũng như trả lời câu hỏi: “Có nên khử trùng nước bằng máy tạo ozone không?”, bài viết dưới đây sẽ cùng các bạn tìm hiểu cụ thể hơn về công nghệ này.
 
Công nghệ xử lý nguồn nước

Trước kia, Clo là chất xử lý nước chính

 Ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, nguồn nước ngầm đang dần bị cạn kiệt, thay vào đó, tỉ lệ nước ô nhiễm ngày càng dâng cao, khiến người dân không có nước sạch để dùng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh cho người sử dụng. Chính vì vậy, người ta thường sử dụng Clo để khử trùng nước.
 
Khử trùng nước bằng clo
 
 Trước đây bột Clo, hợp chất của Clo chính là loại hóa chất xử lý nước phổ biến nhất
 
Clo được biết đến là một chất có tính oxy hóa mạnh nên chúng có khả năng tẩy trắng, và khử trùng. Cũng chính bởi tính năng này mà người ta thường sử dụng Clo để xử lý nước, kể cả với nước uống. Nước sau khi được tẩy với Clo sẽ không còn chứa các loại vi khuẩn, virus gây hại, đảm bảo một sức khỏe tốt cho người dùng. Đặc biệt, người ta thường sử dụng Clo với số lượng lớn hơn để đảm bảo rằng các chất gây hại có trong nước sẽ không thể quay trở lại. Mặc dù vậy, với sự tồn tại của một dư lượng lớn Clo, các nhà khoa học lại khuyến cáo về những hệ quả mà chất này có thể gây ra. Theo nghiên cứu, khi sử dụng nước được tẩy qua Clo có dư lượng lớn, người dùng có thể gặp phải các vấn đề như nghẹt mũi, ho, khó thở, đau ngực, phù phổi (nếu hít mùi Clo) hay đau bụng, tiêu chảy, tăng cao nguy cơ bị ung thư bàng quang, ung thư trực tràng, dị tật ở thai nhi, xảy thai, … (nếu sử dụng nước có hàm lượng Clo lớn). Rõ ràng, khi sử dụng Clo để làm sạch nước, nếu sử dụng không đúng cách sẽ dẫn đến những hệ quả khác nhau. 
Trước những nguy cơ mà lượng tồn dư Clo trong nước có thể gây ra cho người sử dụng, nhiều quốc gia đã điều chỉnh hàm nước clo cho phép có trong nước sinh hoạt. Bên cạnh đó, người ta cũng cố gắng tìm ra công nghệ xử lý nước mới, hiệu quả và an toàn hơn cho con người.

Thiết bị ozone được ứng dụng để xử lý nước

Ngay từ khi ozon được các nhà khoa học phát hiện về khả năng loại bỏ vi khuẩn, virus, … có trong nước và không khí hiệu quả, người ta đã không ngừng sáng tạo để tìm ra được thiết bị sản xuất ozon phục vụ sinh hoạt cho con người. Một thời gian sau, máy ozon đã ra đời. Người ta bơm khuếch tán ozon vào trong hệ thống cấp nước đã được khử trùng bằng tia cực tím để đảm bảo rằng các chất độc hại, vi khuẩn, virus, … tồn tại trong nước sẽ bị tiêu diệt. Không chỉ có khả năng làm sạch nước hiệu quả, thiết bị này còn không để lại chất tồn dư hay gây ra những mùi khó chịu như Clo. Chính vì vậy, thiết bị ozon đã nhận được sự đánh giá cao của nhiều người và dần có mặt ở nhiều quốc gia khác nhau.
Tại Việt Nam, công nghệ này được hình thành và phát triển vào năm 1990. Cho đến này, thiết bị ozone đã khẳng định được vai trò của mình trong đời sống xã hội, chúng không chỉ được dùng để làm sạch nước, làm sạch bầu không khí mà còn có thể khử độc thực phẩm hay ứng dụng trong y khoa.
 
Sử dụng máy ozone để xử lý nguồn nước
 
 Máy ozone xử lý nguồn nước là công nghệ được áp dụng tại nhiều công trình lớn tại Việt Nam

Như vậy, việc sử dụng
máy tạo khí ozon khử trùng nước là điều nên làm. Thiết bị này không những giúp nguồn nước được trong sạch, loại bỏ các tác nhân gây hại mà còn cung cấp thêm oxy cho người sử dụng. Chính vì vậy, người dùng có thể hoàn toàn yên tâm về việc ứng dụng công nghệ ozon trong xử lý nước.
Nếu muốn sử dụng các máy ozon để xử lý nguồn nước bạn có thể xem thêm >> 
Những điều cần lưu ý khi mua máy ozone.
Chia sẻ trên :

Bài viết khác

Máy khử mùi bằng ozon có an toàn? - Câu trả lời đích xác từ chuyên gia, bạn không nên bỏ qua

Ozone không chỉ biết đến là tầng khí bảo vệ Trái đất khỏi tia Uv từ Mặt trời, chúng còn được chứng minh có khả năng làm bất hoạt các loại vi sinh vật gây hại nhưng cũng là chất khí con người không nên hít thở trực tiếp. Vậy việc ứng dụng ozone mang đến những lợi ích gì cho con người?

Đèn khử trùng UV-222nm có thực sự an toàn?

Đèn khử trùng UVC-222nm được khẳng định mang đến hiệu quả khử trùng cao nhưng vẫn an toàn cho con người và động vật xung quanh. Điều này đã được thử nghiệm tại các phòng thí nghiệm cũng như trong thực tế.

Ozone ảnh hưởng đến vi khuẩn, nấm, mốc và virus như thế nào?

Phương pháp khử trùng bằng ozone xảy ra thông qua sự phá vỡ cấu trúc tế bào. Nồng độ ozone ở mức 0.4 ppm, trong 4 phút có thể tiêu diệt được 90% vi khuẩn, virus, nấm và nấm mốc.

Ứng dụng công nghệ ozone trong quy trình trồng ớt

Ozone được chứng minh là mang đến nhiều lợi ích cho ngành nông nghiệp. Chúng không chỉ giúp khử độc thực phẩm, tăng cường thời gian bảo quản mà còn hỗ trợ quá trình chăm sóc, giúp diệt trừ sâu bệnh, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển.

Ozone và ứng dụng mới trong hoạt động trồng trọt

Các chính sách nghiêm ngặt về nước thải đã khiến người trồng trọt phải tìm kiếm các giải pháp thay thế xử lý hiện đại. Nhiều mầm bệnh thực vật đang phát triển khả năng chống lại nhiều loại thuốc diệt nấm truyền thống. Việc sử dụng các chất hóa học cũng không được khuyến khích trong xu hướng phát triển bền vững gắn liền với bảo vệ môi trường như hiện nay. Và công nghệ ozone là giải pháp thay thế lý tưởng.

Ozone dạng lỏng là gì?

Ozone lỏng là loại ozone tồn tại dưới dạng lỏng, chúng sở hữu đầy đủ đặc tính oxy hóa khử mạnh giống như khí ozone. Do đó, ozon lỏng được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng khử trùng trong nước.

Ozone trong quy trình xử lý nước thải

Trong các giai đoạn xử lý nước thải, ozone được dùng trong bước khử trùng, làm sạch nước ở khâu cuối cùng, đôi khi, chúng cũng được tham gia vào giai đoạn đầu hoặc hỗ trợ các phương pháp xử lý khác.

messHợp tác zaloChat Zalo showrommShowroom callGọi ngay